An toàn hóa học trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SẢN PHẨM THỦY SẢN (Trang 55 - 57)

Phụ lục 1: Kỹ thuật phòng thí nghiệm hóa học 1 1 Những đức tính cần thiết của ngƣời cán bộ kiểm nghiệm

1.3.2. An toàn hóa học trong phòng thí nghiệm

a) Khi bị dây hay bắn hóa chất, mẫu thử vào mắt: ngay lập tức ngâm mắt trong nước hoặc cho nước chảy tràn qua mắt trong một thời gian, khoảng 15 phút, và sau đó đến ngay bác sĩ khám và điều trị theo chỉ dẫn.

b) Nếu bị hút hóa chất, mẫu thử qua miệng: phải súc miệng ngay và đưa ngay đến bác sĩ khám và điều trị theo chỉ dẫn..

c) Khi bị dây hay ngấm hóa chất, mẫu thử vào da: ngay lập tức rửa vùng bị dây nhiễm bằng nhiều nước trong khoảng 15 phút và lột bỏ hết các quần áo bị nhiễm hóa chất. Nếu vẫn thấy triệu chứng khó chịu sau khi rửa thì nên tham vấn các bác sĩ.

d) Cần tẩy rửa ngay lập tức các chất thí nghiệm bị tràn, rơi rớt. Khi tẩy rửa cần sử dụng các trang-thiết bị bảo vệ phù hợp, và áp dụng các thủ tục thải loại hóa phẩm một cách đúng đắn.

e) Cần xây dựng và duy trì thói quen "làm việc một cách an toàn", tránh hứng hơi hóa chất dưới bất cứ hình thức nào một cách không cần thiết, hết sức tránh tiến hành công việc thí nghiệm một mình nếu công việc đòi hỏi phải sử dụng các loại hóa chất có độc tính cao, hoặc chưa biết rõ lắm về độc tính của chúng. f) Bố trí tất cả các thiết bị có thể thải ra các hơi độc hại (bơm chân không, các bộ

chưng cất...) vào các vị trí có lắp đặt thiết bị hút hơi độc. Các trang- thiết bị cần có nhãn, hướng dẫn cảnh báo và được bảo trì thích hợp để sử dụng đúng cách.

g) Mang khẩu trang và găng tay mỗi khi tiếp xúc với các chất độc (cần kiểm tra găng tay trước khi sử dụng). Xối nước rửa găng trước khi tháo ra khỏi tay. Định kỳ thay thế các găng tay rách, hỏng.

h) Không được phép dự trữ hay để tràn các hóa chất độc trong các phòng lạnh hay phòng được sưởi ấm vì các phòng này thông thường không lắp đặt các thiết bị hút hơi độc, do đó dễ gây ô nhiễm.

i) Sử dụng hóa chất: Không được ngửi hay nếm các hóa chất. Chỉ làm việc với hóa chất độc tại khu vực có lắp đặt tủ hút hay hệ thống thông gió phù hợp. Không dùng miệng hút hóa chất bằng pi-pét hay ống si-phông, sử dụng các dụng cụ hút phù hợp. Các hóa chất cần được giữ trong các vật chứa đựng phù hợp và có dán nhãn, được đặt ở nơi chắc chắn. Các chất độc cần có khu vực bảo quản riêng. Không cất giữ hóa chất lâu trong tủ hút. Luôn theo dõi, ghi chép số lượng hóa chất độc hiện có, số lượng đã sử dụng và tên người có liên quan đến việc sử dụng chúng. Chú ý các cảnh báo sử dụng ghi trên nhãn lọ hóa chất.

j) Khi làm việc với các axit và bazơ mạnh. + Tránh làm đổ ra ngoài.

+ Bao giờ cũng chỉ đổ axit hay bazơ vào nước khi pha loãng (cấm đổ nước vào axit hay bazơ)

+ Khi sang chai phải dùng phễu (khi rót chú ý quay nhãn lên phía trên) còn chai kia để trên bàn, tuyệt đối không cầm tay.

+ Không hút axit hay bazơ bằng pipet không có bầu an toàn. + Không hút bằng pipet khi còn ít axit hay bazơ ở trong chai.

+ Nên dùng các loại pipet an toàn như pipet bơm hút (xiranh), pipet có bầu cao su…

+ Khi đun sôi, phải cho đá bọt hoặc bi thủy tinh… để điều hòa; tránh để bắn hay trào ra ngoài.

+ Nếu axit hoặc bazơ đặc bị đổ ra ngoài, cho nhiều nước để làm loãng, dội kỹ, lau khô, sau đó phải giặt giẻ lau ngay.

+ Nếu axit đặc bị đổ lên tay chân dội ngay với nhiều nước lạnh, rồi bôi lên chỗ bỏng dung dịch natribicacbonat 1% (NaHCO31%).

+ Trường hợp bị bỏng bởi bazơ thì dùng axit axetic 1% để bôi lên vết bỏng sau khi đã rửa nhiều lần bằng nước lạnh.

+ Trường hợp bị bắn vào mắt, cũng dội nhiều lần bằng nước lạnh hoặc dung dịch NaCl 1% (người bị tai nạn để nằm thẳng lên bàn) đậy bằng bông sạch và đưa ngay đến bệnh viện.

+ Trường hợp bị uống phải bằng miệng hay dạ dày :

-Nếu là axit, súc miệng và uống nước thật lạnh có 1% magie oxit. -Nếu là bazơ, súc miệng và uống nước thật lạnh có 1% axit axetic. Trong cả hai trường hợp không được uống chất làm nôn.

+ Chất độc chia làm hai loại.

Loại A: Gồm các chất độc gây chết người và các chất độc gây nghiện. Nhãn các chai đựng chât độc này nền trắng, viền đen, chữ viết đen.

Loại B: Gồm các chất độc nguy hiểm. Nhãn các chai đựng chất độc này nền trắng viền đỏ.

+ Chất độc các loại phải để trong tủ riêng biệt, chìa khóa do trưởng phòng giữ. Trưởng phòng thí nghiệm có trách nhiệm theo dõi khi đưa một chất độc ra cân cho đến khi thu hồi về.

+ Các chất độc sau khi cân phải pha chế ngay, đựng vào lọ, để vào chỗ riêng và dán nhãn nền trắng có gạch đen phía dưới nếu thuộc loại A, gạch đỏ nếu thuộc loại B.

+ Hút chất độc nên hết sức thận trọng.

+ Trường hợp bị ngộ độc, làm nôn thật mạnh, thât nhanh hoặc cho uống nhiều sữa, nhiều lòng trắng trứng (trường hợp kim loại nặng).

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SẢN PHẨM THỦY SẢN (Trang 55 - 57)