Phương pháp thu thập thông tin: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 48)

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập

thông tin thứ cấp và tài liệu sơ cấp.

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết, bao gồm: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính, các ấn bản phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, từ các nghiên cứu đã được xuất bản và chưa được xuất bản trong và ngoài nước và từ internet. Hệ thống các tài liệu quy hoạch mạng lưới khu công nghiệp Sông Công, các báo cáo về hoạt động chung của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp...

2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phƣơng pháp Chọn địa điểm nghiên cứu: Khu công nghiệp Sông Công là khu công nghiệp đầu tiên trong tỉnh Thái Nguyên, với vai trò là khu công nghiệp đầu tầu nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh nói chung và thị xã Sông Công nói riêng. Với định hướng của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII đã xác định là: “tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020”, khu công nghiệp Sông Công một lần nữa khẳng định vai trò trong việc giải quyết việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh. Vì vậy, tôi lựa chọn khu công nghiệp Sông Công làm địa điểm nghiên cứu của luận văn.

- Phương pháp Chọn mẫu điều tra, kích thước mẫu và kỹ thuật chọn mẫu:

Mẫu điều tra: Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên theo hai nhóm: cán bộ làm công tác quản lý tại các doanh nghiệp (Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng) và cán bộ thực hiện công tác chuyên môn về kế toán (cán bộ phụ trách kế toán tại các doanh nghiệp). Mỗi một doanh nghiệp lựa chọn ba đối tượng gồm: Giám đốc/ Phó giám đốc, Kế toán trưởng và Nhân viên kế toán để điều tra phỏng vấn.

Kích thước mẫu và kỹ thuật chọn mẫu: Chúng tôi tiến hành điều tra 19/30 doanh nghiệp tại KCN Sông Công. Số lượng cán bộ quản lý và nhân viên kết toán được lựa chọn để đưa vào tính toán kích thước mẫu nghiên cứu.

Tác giả đặt sai số mẫu là 5%, kích thước mẫu sẽ được xác định như bảng dưới đây bằng cách sử dụng các kỹ thuật đơn giản là lấy mẫu ngẫu nhiên.

Bảng 2.1. Phân phối tần số ngƣời trả lời Số ngƣời trả lời đăng ký (N) Số ngƣời trả lời n= N / (1 + Ne2) e = 5% Số cán bộ quản lý của các DN 40 36

Số lao động trực tiếp của các DN 76 64

Tổng 116 100

Vậy kích thước mấu nghiên cứu (tổng số người được hỏi) là 100, trong đó có 36 người là cán bộ quản lý và 64 người là nhân viên kế toán của các DN khu công nghiệp Sông Công. Tiến hành khảo sát 19 doanh nghiệp, với số phiếu trung bình 5 đến 6 phiếu trên một doanh nghiệp. Với dung lượng mẫu phiếu điều tra là 100 phiếu khảo sát đã đảm bảo tính khách quan và đảm bảo số lượng mẫu đủ để thực hiện nghiên cứu đối với luận văn thạc sỹ.

- Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt kết hợp với bảng hỏi đối với các cán bộ quản lý và lao động trực tiếp, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế. Sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Bao nhiêu?... Phỏng vấn số người được lựa chọn, kiểm tra tình hình thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

- Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 48)