Mô hình nghiên cứu giả định

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 122)

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.2. Mô hình nghiên cứu giả định

Mô hình Input - Process - Output ( mô hình Đầu vào - Quy trình - Đầu ra) Đầu vào: cho biết hồ sơ của người được hỏi về tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, thâm niên công tác và các thông tin chung về doanh nghiệp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nó cũng bao gồm nhận thức của người trả lời về cơ cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn lưu động của DN

Quy trình: thể hiện việc thu thập dữ liệu, đánh giá thông qua phân tích bảng câu hỏi, danh sách kiểm tra và giải thích các dữ liệu.Từ đó, cho thấy nhận định của nhân viên và cán bộ quản lý của doanh nghiệp về công tác quản lý vốn lưu động của DN thuộc khu công nghiệp Sông Công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Đầu ra: Từ những phân tích và đánh giá trong quy trình nghiên cứu, đầu ra là một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động của DN thuộc khu công nghiệp Sông Công,tỉnh Thái Nguyên.

Hình dưới dây trình bày mô hình nghiên cứu giả định về công tác quản lý vốn lưu động của DN thuộc khu công nghiệp Sông Công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 2.1. Mô hình đánh giá công tác quản lý vốn lƣu động của các DN thuộc khu công nghiệp Sông Công

Ngoài ra, luận văn còn xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn lưu động gồm: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

Nhân tố bên trong: Nguồn vốn chủ sở hữu; Khoản nợ phải trả; Trình độ quản lý; Nguồn nhân lực.

ĐẦU RA

HỒ SƠ CỦA NGƢỜI ĐƢỢC HỎI TẠI DN

- Tuổi - Giới tính - Trình độ

- Thâm niên công tác

THÔNG TIN VỀ CHUNG DOANH NGHIỆP - Loại hình DN - Lĩnh vực hoạt động -Ngành nghề kinh doanh HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DN THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƢU ĐỘNG

CỦA CÁC DN THUỘC KHU CÔNG

NGHIỆP SÔNG CÔNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

Nhân tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; Rủi ro trong hoạt động tài chính; Công nghệ; Chính sách của Nhà nước.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và tài liệu sơ cấp. thông tin thứ cấp và tài liệu sơ cấp.

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết, bao gồm: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính, các ấn bản phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, từ các nghiên cứu đã được xuất bản và chưa được xuất bản trong và ngoài nước và từ internet. Hệ thống các tài liệu quy hoạch mạng lưới khu công nghiệp Sông Công, các báo cáo về hoạt động chung của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp...

2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phƣơng pháp Chọn địa điểm nghiên cứu: Khu công nghiệp Sông Công là khu công nghiệp đầu tiên trong tỉnh Thái Nguyên, với vai trò là khu công nghiệp đầu tầu nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh nói chung và thị xã Sông Công nói riêng. Với định hướng của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII đã xác định là: “tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020”, khu công nghiệp Sông Công một lần nữa khẳng định vai trò trong việc giải quyết việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh. Vì vậy, tôi lựa chọn khu công nghiệp Sông Công làm địa điểm nghiên cứu của luận văn.

- Phương pháp Chọn mẫu điều tra, kích thước mẫu và kỹ thuật chọn mẫu:

Mẫu điều tra: Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên theo hai nhóm: cán bộ làm công tác quản lý tại các doanh nghiệp (Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng) và cán bộ thực hiện công tác chuyên môn về kế toán (cán bộ phụ trách kế toán tại các doanh nghiệp). Mỗi một doanh nghiệp lựa chọn ba đối tượng gồm: Giám đốc/ Phó giám đốc, Kế toán trưởng và Nhân viên kế toán để điều tra phỏng vấn.

Kích thước mẫu và kỹ thuật chọn mẫu: Chúng tôi tiến hành điều tra 19/30 doanh nghiệp tại KCN Sông Công. Số lượng cán bộ quản lý và nhân viên kết toán được lựa chọn để đưa vào tính toán kích thước mẫu nghiên cứu.

Tác giả đặt sai số mẫu là 5%, kích thước mẫu sẽ được xác định như bảng dưới đây bằng cách sử dụng các kỹ thuật đơn giản là lấy mẫu ngẫu nhiên.

Bảng 2.1. Phân phối tần số ngƣời trả lời Số ngƣời trả lời đăng ký (N) Số ngƣời trả lời n= N / (1 + Ne2) e = 5% Số cán bộ quản lý của các DN 40 36

Số lao động trực tiếp của các DN 76 64

Tổng 116 100

Vậy kích thước mấu nghiên cứu (tổng số người được hỏi) là 100, trong đó có 36 người là cán bộ quản lý và 64 người là nhân viên kế toán của các DN khu công nghiệp Sông Công. Tiến hành khảo sát 19 doanh nghiệp, với số phiếu trung bình 5 đến 6 phiếu trên một doanh nghiệp. Với dung lượng mẫu phiếu điều tra là 100 phiếu khảo sát đã đảm bảo tính khách quan và đảm bảo số lượng mẫu đủ để thực hiện nghiên cứu đối với luận văn thạc sỹ.

- Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt kết hợp với bảng hỏi đối với các cán bộ quản lý và lao động trực tiếp, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế. Sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Bao nhiêu?... Phỏng vấn số người được lựa chọn, kiểm tra tình hình thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.

- Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

2.3.2.1. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, xắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

2.3.2.2. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

Thu thập dữ liệu sẽ được đếm và sẽ được trình bày trong một ma trận. Các biến để đánh giá công tác quản lý vốn lưu động của các DN thuộc khu Sông Công sẽ được phân tích bằng cách sử dụng các phương pháp liệt kê như sau

Để xác định các hồ sơ của người được hỏi về giới tính, tuổi tác, hộ tịch, trình độ học vấn, thâm niên công tác, tần số tỷ lệ phần trăm, và phân phối xếp hạng được sử dụng. Để cung cấp giải thích cho các dữ liệu thu thập được, các công cụ thống kê sau đây được sử dụng: tần số, tỷ lệ phần trăm phân phối và trọng lượng trung bình được sử dụng.

+) P = (fx / N) * 100

Trong đó:

P = tỷ lệ phần trăm phân phối F = tần số X = quy mô N = Tổng số người trả lời +) trọng lƣợng trung bình (WM) = 1 k i i i f x   / 1 k i i f   Trong đó:

WM = weighed mean có nghĩa là trọng lượng trung bình f = tần số đáp ứng

w = trọng điểm

Để đánh giá công tác quản lý vốn lưu động, Người được hỏi được yêu cầu đánh giá từng mục với thang đo 5 mức như sau:

Bảng 2.2. Thang đo đánh giá

Thang

đo Quy mô

Giải thích băng lời

Quản lý vốn lƣu động

Những khó khăn của công tác Quản lý vốn lƣu động

của DN

5 4.01 - 5.00 Rất Thường xuyên (luôn luôn) Cực kỳ khó khăn

4 3.01 - 4.00 Thường xuyên Rất khó khăn

3 2.01 - 3.00 Thỉnh thoảng Khó khăn vừa phải

2 1.01 - 2.00 Hiếm khi Gặp một chút khó khăn

1 0,01 - 1.00 Không bao giờ Không gặp khó khăn

Sau đó, để xác định sự khác biệt đáng kể về nhận thức của người trả lời về công tác quản lý vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn lưu động của các DN thuộc Sông Kông, phân tích phương sai một chiều (ANOVA) sẽ được sử dụng.

Bảng 2.3. Phƣơng pháp thống kê

BƢỚC PHƢƠNG PHÁP LOẠI DỮ LIỆU

YÊU CẦU

I. Thông tin về nguời được hỏi

Tần số đếm, phấn trăm (Frequency Count,

Percentages)

Khảo sát II. Đánh giá công tác quản lý

vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng Trung bình số học (Weighted Arithmetic Mean) Khảo sát III. Các ý nghĩa khác biệt về

nhận thức của người trả lời One - way ANOVA Khảo sát

2.3.3 Phương pháp phân tích thông tin

Tác giả tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu phối hợp giữa các yếu tố và tiến hành phân nhóm, phân tổ để có thể đưa ra sự so sánh giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.3.3.1. Phương pháp phân tổ

Đề tài được phân tổ theo hai tiêu chí: Người được hỏi là cán bộ quản lý và lao động trực tiếp.

Để kết quả phân tổ được phản ánh khách quan, chính xác, đề tài ứng dụng phần mềm Eviews để kiểm định giả thiết về sự khác biệt giữa trung bình của hai tổng thể (kiểm định cặp đôi compare means).

2.3.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được dùng để so sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm cán bộ quản lý và lao động trực tiếp.

Phương pháp phân tích SWOT: Nhằm làm rõ thực trạng quản lý và những

điểm mạnh, yếu, cơ hội thách thức của các doanh nghiệp làm căn cứ để đề xuất đổi mới quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp khu công nghiệp Sông Công.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động

- Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thể hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm

Trong đó:

L: Số lần luân chuyển (số vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ.

M : Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ (thường là doanh thu thuần trong kỳ). VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ.

- Kỳ luân chuyển vốn phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động

Trong đó: K là kỳ luân chuyển vốn lưu động.

- Số vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số vốn lưu động trong kỳ (quý hoặc tháng)

Trong đó:

VL Đ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ

2.4.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển

- Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác.

Trong đó:

Vtktđ: Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.

VLđ0; VLđ1 : Vốn lưu động bình quân kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch M0: Tổng mức luân chuyển vốn năm theo báo cáo

K1, K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và báo cáo

- Mức tiết kiệm tương đối là do tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.

Vtktgđ vốn lưu động tiết kiệm tương đối. M1 tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.

K0 , K1 : Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch

2.4.3. Mức doanh lợi vốn lưu động

Mức doanh lợi vốn lưu động =

Tổng số lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận sau thuế thu nhập) Số vốn lưu động bình quân trong

kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận sau thuế thu nhập). Mức doanh lợi vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.

2.4.4. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Trong đó:

V: Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

M: Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại vốn được tính toán N: Số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán.

i: Số khâu kinh doanh j: loại vốn sử dụng

Mức bình quân 1 ngày của một loại vốn nào đó trong khâu tính toán được tính bằng tổng mức tiêu dùng trong kỳ (theo dự toán chi phí) chia cho số ngày trong kỳ (tính chẵn 360 ngày/năm).

Số ngày luân chuyển của một loại vốn nào đó được xác định trên căn cứ vào các yếu tố liên quan về số ngày luân chuyển của loại vốn đó trong từng khâu tương ứng.

2.4.4.2. Phương pháp gián tiếp

Trong đó

Vnc : nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.

M1 , M0 Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo. VLĐ0 : Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo.

t : tỉ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo.

Tỷ lệ giảm (hoặc tăng) số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo được xác định theo công thức.

Trong đó:

K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo

2.4.5. Quản trị tồn kho dự trữ

Sử dụng phương pháp tổng chi phí tối thiểu, được xác định bằng các chỉ tiêu sau: - Chi phí lưu kho C1

Trong đó :

C1 : Tổng chi phí lưu kho.

c1 : chi phí lưu kho đơn vị tồn kho dự trữ Q : số lượng vật tư, hàng hóa mỗi lần cung cấp - Chi phí quá trình thực hiện hợp đồng

Trong đó :

C2 : Tổng chi phí quá trình thực hiện hợp đồng c2 : Chi phí đơn vị mỗi lần thực hiện hợp đồng.

Qn : Khối lượng vật tư, hàng hóa cung cấp hàng năm theo hợp đồng. - Tổng chí phí tồn kho dự trữ

C = C1 + C2

2.4.6. Quản trị các khoản phải thu

hay

Trong đó :

Npt : số nợ phải thu dự kiến D : Doanh thu dự kiến trong kỳ

Dn : Doanh thu tiêu thụ bình quân ngày Th : Thời hạn thu hồi nợ bình quân

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƢU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG

3.1. Tổng quan chung về các DN hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.Một số nét về Tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên ở vị trí trung tâm vùng Việt Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội là cầu nối giữa vùng Việt Bắc - Đồng Bằng Bắc Bộ và là tỉnh nằm giữa các vùng kinh tế phát triển mạnh là Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh. Ở vị trí biên giới tiếp giáp, Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 60km.

Tỉnh Thái Nguyên có dân số 1,2 triệu người trong đó có 8 dân tộc anh em, có 650 ngàn người trong độ tuổi lao động. Diện tích tự nhiên 3.541 km2 chia thành 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện, 180 xã phường.

Thái Nguyên có hệ thống giao thông thuận lợi: đường sắt, đường thủy và đường bộ nối liền với các tỉnh trong khu vực (đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, Thái Nguyên - Bắc Giang - Lạng Sơn; đường thủy Thái Nguyên - Quảng Ninh;

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)