5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
3.1.2. Sự phát triển của các DN trên địa bàn tỉnh TN
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển qua 3 giai đoạn [8]:
* Giai đoạn trƣớc khi ban hành Luật Doanh nghiệp tƣ nhân và Luật Công ty (21/12/1990)
Trước năm 1988, Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp, kinh tế Nhà nước chiếm lĩnh, chủ đạo và điều tiết hoàn
toàn sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Trong giai đoạn này, ngoài các doanh nghiệp Nhà nước chỉ có loại hình HTX được Nhà nước công nhận có đủ tư cách pháp nhân được tham gia các quan hệ kinh tế theo kế hoạch Nhà nước . Các thành phần tiểu thương, tiểu chủ chỉ được sản xuất kinh doanh nhỏ, hạn chế ở quy mô nhỏ và bị giới hạn ở những lĩnh vực nhất định. Giai đoạn này, tỉnh Thái Nguyên chỉ có các HTX tiểu, thủ công nghiệp sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cơ khí nhỏ, vận tải, mộc dân dụng… và một số HTX mua bán. Đa số các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ theo kế hoạch của Nhà nước. Thực trạng hoạt động của các HTX này chỉ nhằm giải quyết việc làm cho một số lao động và thực hiện một phần kế hoạch bao cấp của Nhà nước. Vì vậy các HTX này không có điều kiện để tích luỹ và mở rộng sản xuất .
Đối với thành phần tiểu thương, tiểu chủ, chỉ có một lượng ít các hộ lao động ở một số khu vực trung tâm hoạt động trong lĩnh vực ăn uống, buôn bán lẻ hàng hoá tiêu dùng, số vốn kinh doanh nhỏ, vốn luân chuyển chậm.
Chỉ từ khi HĐBT (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 28/HĐBT tháng 3/1988 cho phép những cá nhân có đủ năng lực pháp lý cần thiết được thành lập các tổ hợp sản xuất kinh doanh các lĩnh vực, mặt hàng theo qui định thì hoạt động của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mới có điều kiện phát triển. Trong vòng gần 3 năm từ tháng 3/1988 đến tháng 12/1990 trên địa bàn tỉnh đã có trên một số lượng tương đối các tổ hợp được thành lập và đăng ký hoạt động với nhiều ngành nghề sản phẩm đa dạng; thu hút sử dụng được hàng ngàn lao động, huy động được số vốn lớn nhàn rỗi trong nhân dân đưa vào sản xuất kinh doanh.
Việc ra đời và hoạt động của các tổ hợp sản xuất kinh doanh đã có nhiều mặt tích cực, bước đầu chứng tỏ khả năng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Nó làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, thể hiện được vai trò quan trọng của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kích thích sự phát triển của kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả tích cực thì việc bung ra các tổ hợp trong giai đoạn 1988 - 1990 cũng đã bộc lộ những tiêu cực, ảnh hưởng xấu đối với tình hình kinh tế - xã hội .
- Nhiều tổ hợp do năng lực sản xuất kinh doanh yếu, thiếu vốn, thị trường hạn chế nên đã bị thua lỗ, nợ nần, không có khả năng trả nợ.
- Một số tổ hợp lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt vốn, tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước, của các tổ hợp và cá nhân khác.
* Tình hình phát triển doanh nghiệp từ khi có Luật doanh nghiệp tƣ nhân và Luật công ty (1990) đến trƣớc khi có luật DN 2005
Luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990. Năm 1991 HĐBT (nay là Chính phủ) đã ban hành các Nghị định 221/HĐBT và 222/HĐBT qui định chi tiết thi hành 2 Luật trên, tạo hành lang pháp lý cần thiết để khuyến khích, thúc đẩy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Sau khi ban hành các bộ luật trên, số lượng doanh nghiệp được thành lập mới liên tục tăng qua các năm, cho đến năm 2005 tổng số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 872 doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý và một lượng lớn doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động. Đặc biệt là một số doanh nghiệp lớn có tiềm năng và uy tín như Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty luyện kim mầu, Công ty than nội địa,... Đó là những yếu tố, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh phục vụ các nhu cầu giao lưu hàng hoá và làm vệ tinh cho các doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế cho thấy từ năm 1992 đến năm 1995 các đối tượng có đủ điều kiện xin cấp phép thành lập doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cả về số lượng, qui mô, ngành nghề.
+ Về đối tượng xin thành lập doanh nghiệp trước đây chủ yếu là các tiểu thương, các cá nhân trong các tổ hợp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Về sau đối tượng thành lập là những người có vốn, có tư duy kinh tế, là những công nhân cán bộ đã nghỉ hưu có khả năng chuyên môn cao về các lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt những năm gần đây đã xuất hiện nhiều nông dân làm kinh tế giỏi thành lập doanh nghiệp để mở rộng sản xuất.
+ Về ngành nghề kinh doanh, trong những năm 1992 - 1993 chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, xây dựng. Thời gian gần đây các doanh nghiệp có xu hướng chuyển mạnh sang đầu tư phát triển sản xuất ở tất cả các lĩnh vực với số vốn đầu tư ngày càng tăng.
+ Về loại hình doanh nghiệp: Thời gian mới triển khai Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Công ty thì các đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp chủ yếu đăng ký xin thành lập doanh nghiệp tư nhân (chiếm 70%). Nhưng mấy năm gần đây diễn ra xu hướng các đối tượng thống nhất với nhau để thành lập những công ty trách nhiệm hữu hạn có số vốn lớn. Riêng loại hình Công ty cổ phần chưa phát triển mạnh ở Thái Nguyên. Đặc biệt từ khi có luật doanh nghiệp đến nay thì số HTX công thương ngày một giảm. Đến nay HTX mua bán không còn tồn tại.
* Tình hình phát triển doanh nghiệp sau khi có luật DN 2005
Cho đến những năm gần đây, mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nhưng số lượng doanh nghiệp của thành phố Thái Nguyên không hề sụt giảm qua các năm. Đặc biệt trong năm 2008, hàng trăm doanh nghiệp đăng ký bổ xung ngành nghề, vốn kinh doanh, xu hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên cả trên các mặt số lượng, quy mô, ngành nghề, thị trường và lao động làm lượng doanh nghiệp tăng thêm gần 50% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thành phố Thái Nguyên lên 1.646 doanh nghiệp vào đầu năm 2009, và tới thời điểm đầu năm 2010, số lượng doanh nghiệp là 1.771 doanh nghiệp hoạt động trên toàn tỉnh Thái Nguyên. Năm 2011, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 2.028 hoạt động trong 17 lĩnh vực khác nhau trong lĩnh vực kinh tế [2].
Bảng 3.1. Thống kê số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số doanh nghiệp 917 1.159 1.646 1.771 2.028
Doanh nghiệp nhà nước 29 30 33 31 31
Doanh nghiệp ngoài nhà nước 879 1.120 1.603 1.730 1.987
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9 9 10 10 10
Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100
Doanh nghiệp nhà nước 3,16 2,59 2,00 1,75 1,53
Doanh nghiệp ngoài nhà nước 95,86 96,64 97,39 97,68 97,98
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0,98 0,78 0,61 0,56 0,49
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên - 2011)
Nghiên cứu bảng 3.1 cho thấy, tỉ lệ các doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Năm 2007 chiếm 95,86% tổng số các doanh nghiệp; đến năm 2011 chiếm 97,98% trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tốc độ phát triển các doanh nghiệp khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007, số lượng các doanh nghiệp là 917, đến năm 2011 đạt 2.028 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tăng gấp 2,2 lần so với năm 2007.
Thống kê doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công cho thấy, số lượng doanh nghiệp tăng qua các năm. Năm 2007, số lượng doanh nghiệp là 55; đến năm 2011 số lượng doanh nghiệp đạt 140, tăng gấp 2,5 lần năm 2007.