5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
3.2. Đặc điểm về các DN tại khu công nghiệp Sông Công
3.2.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp Sông Công
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sự phát triển chung của các doanh nghiệp Tỉnh Thái Nguyên, các khu công nghiệp đặc biệt là khu công nghiệp Sông Công có nhiều thuận lợi cho đầu tư phát triển.
Đầu năm 1997, UBND Tỉnh chỉ đạo lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010, trong đó có quy hoạch phát triển các KCN tập trung; tại Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 30/8/1997 Chính phủ đã bổ sung KCN Sông Công I vào danh mục các KCN tập trung của cả nước.
Ngày 1/9/1999, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN Sông Công I, giai đoạn 1 với tổng diện tích là 69,37ha. Khu công nghiệp (KCN) Sông Công nằm trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Bắc. Chủ đầu tư là Công trình giao thông I Thái Nguyên. Theo dự án đầu tư thì tổng vốn để xây dựng các công trình hạ tầng KCN Sông Công giai đoạn 1 là trên 76 tỷ đồng.
Tiếp đến ngày 20/11/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 130/QĐ-TTg thành lập Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên (BQL). Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, BQL đã bám sát và thực hiện nghiêm túc các quy định, năng động sáng tạo, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, cụ thể: tham gia ý kiến với các bộ ngành, UBND tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng đúng cơ chế “một cửa, một dấu”, “tại chỗ, một cửa liên thông” tại Ban quản lý các KCN, tạo mọi điều kiện thuận lợi, không gây phiên hà cho các nhà đầu tư; đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án; tham gia xây dựng chương trình kế hoạch phát triển các KCN, chương trình xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các KCN; tiếp nhận, hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngay sau khi đã đủ các thủ tục theo quy định, thực sự cầu thị, luôn chia sẻ với những khó khăn của các nhà đầu tư; bám sát quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và yêu cầu các chủ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư kinh doanh; thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, đối thoại giữa Ban quản lý với các doanh nghiệp trong KCN để nghe ý kiến phản ảnh của doanh nghiệp, giải quyết kịp thời những khúc mắc thuộc thẩm quyền, phản ánh với các cơ quan cấp trên khi vượt thẩm quyền.
Ngày 16/9/2004, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số: 985/QĐ-TTg về việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sông Công 1, tỉnh Thái Nguyên, theo đó chủ đầu tư cũ là Công ty Công trình giao thông I Thái Nguyên được thay thế bằng chủ đầu tư mới là công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Ban quản lý.
Trong quá trình triển khai dự án do xác định việc ra đời KCN Sông Công có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện CNH, HĐH tỉnh Thái Nguyên, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thống nhất chủ trương mở rộng cửa đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại KCN Sông Công. Được sự quan tâm đặc biệt của Thường vụ Tỉnh Uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, KCN Sông Công đã xây dựng được các công trình hạ tầng cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, như: Hệ thống cung cấp điện 22KV, hệ thống cung cấp nước, hệ thống thoát nước mưa nước thải, hệ thống giao thông với lộ giới.
Tính đến năm 2011 Khu công nghiệp Sông Công đã thu hút được 32 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 5.580,07 tỷ đồng, vốn đã thực hiện gần 1.181 tỷ đồng. Hiện nay đã có 22 doanh nghiệp đi vào sản xuất, thu hút 4.808 lao động, mức lương bình quân từ 1 triệu đến 3 triệu đồng trên người [9], [10], [11].
3.2.2. Giới thiệu khái quát tình hình triển khai hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Công kinh doanh của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Công
Các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Công với ngành nghề chủ yếu là sản xuất sản phẩm kim loại, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tính đến năm 2011 là 5 doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất, còn lại là các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ bản hoặc sắp được triển khai. Các doanh nghiệp trong nước hoạt động tại KCN Sông Công tổng cộng có 63 dự án/doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 5.580,07 tỷ VNĐ, tổng số vốn đã thực hiện là 1.181 tỷ chiếm 32,45%. Chênh lệch giữa tổng vốn đăng ký và tổng vốn đã thực hiện nguyên nhân do trong 63 dự án tại KCN Sông Công thì hiện nay chỉ có 29 dự án đang hoạt động và 2 dự án đang xây dựng cơ bản, còn lại 32 dự án chưa triển khai hoạt động. Tổng diện tích đất dự án của KCN Sông Công là
211,85ha tương đối lớn so với các KCN khác của tỉnh Thái Nguyên, số lao động đang làm việc tại KCN này là 4.808 lao động với mức lương bình quân tháng khoảng 2,1 triệu đồng/người. Tổng doanh thu năm 2011 của các doanh nghiệp tại KCN đạt 3470.9 tỷ đồng, tổng kim ngạch nhập khẩu là 530 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 865,76 tỷ đồng, tổng nộp ngân sách Nhà nước là 4,7 tỷ đồng [13].
Tiến hành điều tra 19 doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Công, kết quả thu được như sau [1], [4], [14]:
3.2.2.1. Diện tích
Đất đai, tài sản nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy việc quản lý và sử dụng cần phải có hiệu quả và đúng mục đích. Đất đai là cơ sở tự nhiên là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất, nó tham gia vào mọi loại hình sản xuất, tuỳ theo từng hoạt động cụ thể mà nó có vai trò khác nhau. Bên cạnh đó, đất đai còn là tư liệu sản xuất không thể thiếu, là cơ sở cho việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh.
Theo điều tra thực tế tại 19 doanh nghiệp thuộc KCN Sông Công, diện tích đất trung bình các doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất kinh doanh khoảng 3,1ha; tổng diện tích đất được cấp cho 19 doanh nghiệp điều tra là 58,9ha. Trong đó, diện tích lớn nhất được cấp cho doanh nghiệp là 10ha và diện tích nhỏ nhất được cấp là 0,2ha. Để thấy được quy mô sử dụng tài nguyên đất đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau tại KCN Sông Công, chúng tôi tiến hành phân tổ diện tích đất đang sử dụng theo tiêu thức như bảng sau:
Bảng 3.2. Thống kê diện tích đất sử dụng theo loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp
Phân tổ diện tích đất sử dụng
<2ha Từ 2-5ha >5ha
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % FDI 0 0 1 5,26 0 0 HTX 0 0 1 5,26 0 0 Nhà nước 0 0 0 0 1 5,26 TNHH 3 15,79 3 15,79 0 0 Cổ phần 3 15,79 4 21,06 3 15,79 Tổng 6 31,58 9 47,37 4 21,05
Nghiên cứu bảng trên có thể thấy diện tích đất sử dụng của các doanh nghiệp tại KCN Sông Công chủ yếu rộng từ 2 đến 5 ha (chiếm 47,37%), số lượng doanh nghiệp có diện tích đất sử dụng trên 5ha chiếm tỷ trọng nhỏ trong các doanh nghiệp được điều tra (21,05%), còn lại các doanh nghiệp có diện tích đất nhỏ hơn 2 ha. Với diện tích đất được cấp đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
3.2.2.2. Lao động
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong các doanh nghiệp, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc thù của các doanh nghiệp tại KCN Sông Công là các doanh nghiệp sản xuất nên số lượng lao động của các doanh nghiệp là tương đối nhiều.
Nghiên cứu bảng 3.3 cho thấy, lực lượng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệpkhông có nhiều biến động, số lao động trung bình tại các doanh nghiệp nằm trong khoảng 244 đến 288 người. Sự biến động lực lượng lao động qua các năm là do ảnh hưởng của sự biến động nền kinh tế hiện nay trong giai đoạn khủng hoảng nên việc cắt giảm nhân công là điều tất yếu.
Bảng 3.3. Thống kê lực lƣợng lao động tại các doanh nghiệp
Năm 2009 2010 2011
Số lao động trung bình 265 288 244
Số lao động nhỏ nhất 10 12 10
Số lao động lớn nhất 3103 3497 2681
Tổng số lao động 5030 5478 4643
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Chúng tôi tiến hành phân tổ số lượng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp theo tiêu thức về quy mô lực lượng lao động thành 3 nhóm. Nhóm 1: Số lượng lao động nhỏ hơn 50 người ; Nhóm 2: Số lượng lao động từ 50 - 300 người và Nhóm 3: số lượng lao động lớn hơn 300.
Bảng 3.4. Thống kê lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Phân tổ số lƣợng lao động Số lƣợng LĐ nhỏ hơn 50 Số lƣợng lao động từ 50 - 300 Số lƣợng lao động lớn hơn 300
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
FDI 1 5,26 0 0 0 0 HTX 0 0 1 5,26 0 0 Nhà nước 0 0 0 0 1 5,26 TNHH 4 21,05 2 10,53 0 0 Cổ phần 3 15,79 6 31,58 1 5,26 Tổng 8 42,11 9 47,37 2 10,52
(Nguồn : Số liệu điều tra 2011)
Tỉ lệ doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến 300 người chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng số doanh nghiệp được khảo sát (chiếm 47,37%), tỉ lệ doanh nghiệp có số lượng lao động lớn hơn 300 người chiếm 10,52% ; tỉ lệ doanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 50 người chiếm 42,11%. Nghiên cứu bảng 3.4 cho thấy, tỉ lệ lao động trong các doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn sử dụng lượng lao động lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
3.2.2.2. Vốn đầu tư
Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có đối tượng lao động, vốn đầu tư giúp cho doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Trong một quá trình đầu tư, để tạo sự tăng trưởng thì yếu tố có tính tiền đề không thể thiếu được đó là vốn. Vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng, là chìa khoá của sự thành công về tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vốn được biểu hiện bằng giá trị và đại diện cho một khối lượng tài sản nhất định. Vốn vừa là nhân tố đầu vào đồng thời là kết quả của quá trình phân phối, thu nhập đầu ra của quá trình đầu tư.
Bảng 3.5. Thống kê lƣợng vốn đầu tƣ tại các doanh nghiệp
(ĐVT : Tỷ đồng)
Năm 2009 2010 2011
Vốn đầu tư bình quân 88,52 109,5 105,24
Vốn đầu tư nhỏ nhất 4,05 12,50 4,05
Vốn đầu tư lớn nhất 296 356,7 356,7
Tổng vốn đầu tƣ 1.681,97 2.080,57 1.999,61
Năm 2010, tổng vốn đầu tư tại các doanh nghiệp tăng xấp xỉ 400 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng 23,7%), tuy nhiên đến năm 2011, nguồn vốn đầu tư bắt đầu có xu hướng giảm, nguyên nhân giảm vốn đầu tư do hoạt động xây dựng cơ bản giảm vì các doanh nghiệp đã bước đầu hoàn thiện các tư liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh, một nguyên nhân nữa cũng có ảnh hưởng đến sự suy giảm vốn đầu tư là do suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, ngoài ra còn do sự chuyển dịch các nguồn vốn đầu tư sang các lĩnh vực khác nhằm tiềm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn.
Bảng 3.6. Thống kê vốn đầu tƣ phân theo loại hình doanh nghiệp Loại hình
doanh nghiệp
Phân tổ vốn đầu tƣ
<20 tỷ Từ 20-100 tỷ >100 tỷ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
FDI 0 0 1 5,26 0 0 HTX 0 0 0 0 1 5,26 Nhà nước 0 0 0 0 1 5,26 TNHH 1 5,26 5 26,32 0 0 Cổ phần 2 10,53 4 21,05 4 21,05 Tổng 3 15,79 10 52,63 6 31,57
(Nguồn : Số liệu điều tra 2011)
Tỷ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 20-100 tỷ đồng chủ yếu tập trung ở loại hình doanh nghiệp Cổ phần và TNHH (chiếm 47,37%). Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn hơn 100 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khá cao (31,58%) chủ yếu là các công ty cổ phần.
3.2.2.3. Doanh thu
Doanh thu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, là khâu cuối cùng trong lưu thông. Doanh thu giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, thu hồi vốn, thực hiện giá trị thặng dư, thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp và giúp mở rộng thị trường, chiếm lĩnh thị trường. Doanh thu giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận tổng quát tình hình biến động, phát hiện trọng tâm trong kinh doanh, từ đó khai thác tốt tiềm năng của doanh
nghiệp. Phân tích doanh thu giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao và đánh giá kế hoạch thực hiện qua các kỳ kinh doanh, làm cơ sở để doanh nghiệp đề ra kế hoạch tăng trưởng, hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những khoản lợi nhuận tiềm năng, tạo nên nguốn tài liệu quan trọng để phân tích doanh nghiệp.
Bảng 3.7. Thống kê doanh thu phân chia theo loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp 2009 2010 2011 Doanh Thu (Tỷ đồng) Tỷ lệ % Doanh Thu (Tỷ đồng) Tỷ lệ % Doanh Thu (Tỷ đồng) Tỷ lệ % FDI 7,24 0,21 9,03 0,24 13,33 0,41 CP 730,82 21,49 594,27 15,81 919,76 28,18 HTX 7,86 0,23 125,7 3,34 360,46 11,04 NN 122,4 3,6 121,90 3,24 206,71 6,33 TNHH 2532,08 74,46 2907,96 77,36 1764,18 54,04 Tổng 3400,4 100 3758,85 100 3264,43 100
(Nguồn : Số liệu điều tra 2011)
Doanh thu năm 2010 của các doanh nghiệp tăng 358,45 tỷ đồng (tương đương 10,5%) so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 lại giảm 494,42 tỷ đồng (tương đương 13,15%), điều này có thể hiểu là do nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, sức tiêu thụ sản phẩm giảm dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp giảm. Trong các loại hình doanh nghiệp, chỉ có loại hình doanh nghiệp FDI có sự tăng doanh thu đều qua các năm, các doanh nghiệp cổ phần giảm doanh thu năm 2010 nhưng đến năm 2011 lại tăng lên, còn các doanh nghiệp thuộc các loại hình còn lại doanh thu đều có sự biến động giảm trong năm 2011 so với các năm trước.
3.2.2.4. Lợi nhuận
Tuy doanh thu năm 2011 của các doanh nghiệp có chiều hướng giảm nhưng lợi nhuận lại tăng lên theo các năm, biến động tăng này chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước mang lại. Nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhóm Cty TNHH và hợp tác xã có chiều hướng giảm lợi nhuận.
Bảng 3.8. Thống kê lợi nhuận phân theo loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp 2009 2010 2011 Lợi nhuận (Tỷ đồng) Tỷ lệ % Lợi nhuận (Tỷ đồng) Tỷ lệ % Lợi nhuận (Tỷ đồng) Tỷ lệ % FDI 1,1 5,12 1,7 6,23 1,5 3,21 CP 16,5 76,74 18,31 67,10 29,71 63,59 HTX 0,12 0,56 0,8 2,93 2 4,28 NN (0,5) (2,33) 0,2 0,73 8,5 18,19 TNHH 4,28 19,91 6,28 23,01 5,01 10,72