Kinh nghiệm quản lý tài chính của Vodaphone

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 122)

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.4.1.Kinh nghiệm quản lý tài chính của Vodaphone

Khi nhắc đến Vodafone (hãng viễn thông nước Anh), nhiều chuyên gia thường nhắc đến một câu nói phổ biến từ thời nước Anh thực dân: “Mặt trời không bao giờ lặn đối với Vodafone”. Ra đời tại Newbury, Berkshire nước Anh từ năm 1982 sau khi liên doanh giữa hãng điện tử Racal Electronics và hãng truyền thông Racal Strategic Radio thắng thầu để giành được một trong 2 giấy phép xây dựng mạng điện thoại vô tuyến của nước Anh. Ngày 1/9/1988, Vodafone được tách ra và đổi tên thành Racal Telecom nhưng đến ngày 16/9/1991, Racal Telecom lại được sáp nhập trở lại Racal Electronics và trở thành tập đoàn viễn thông di động Vodafone Group. Để có được thành công như ngày nay, không thể phủ nhận hoạt động quản lý tài chính, đặc biệt là quản lý nguồn vốn của Vodaphone. Quản lý tài chính của Vodaphone được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Tại Vodaphone, quản lý tài chính là hoạt động tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.

Bộ phận tài chính của Vodaphone hàng ngày dựa vào báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương... do bộ phận tài chính, kế toán quản trị, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Vodaphone với

các tập đoàn lớn khác trong lĩnh vực điện thoại di động. Bằng sự nhạy bén cần thiết, bộ phận quản trị tài chính có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của Vodaphone trong từng thời kỳ hoạt động.

Để có thể cạnh tranh được với các đối thủ, mở rộng thị trường và giải quyết những thác thức ngắn hạn, Vodaphone đã đặt ra một số nội dung trong điểm trong công tác quản lý tài chính nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất:

Thứ nhất, luôn tìm hiểu rõ tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính, các số liệu thu - chi, thực trạng hoạt động của công ty lành mạnh hay không lành mạnh để từ đó nhìn thấy tình hình thực tế ẩn giấu bên trong hoặc từ việc phân tích mà thấy rõ cơ hội kinh doanh mới đưa công ty đến thành công.

Thứ hai, chú trọng cơ chế quản lý nguồn vốn của công ty. Cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh cần được tăng cường theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Cơ chế quản lý chi của công ty phải đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu. Hệ thống quản lý tài chính, chi tiêu từng bước thực hiện vi tính hoá, đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính trong công ty và tăng tính tự chủ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc của công ty. Cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính công ty.

Thứ ba, tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Công ty chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong công ty. Đặc biệt đã hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh.

Thứ năm, nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính tại Vodaphone là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất [16].

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (SME)

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là do năng lực quản trị tài chính hạn chế, đặc biệt trong việc hoạch định nguồn tài trợ dài hạn, quản trị vốn lưu động, thể hiện qua tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản. Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên. Các nhà phân tích thường lấy chỉ số này làm căn cứ đo lường hiệu quả hoạt động cũng như tiềm lực tài chính trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả trong quản trị tài chính nói chung và quản trị nguồn vốn lưu động nói riêng, kinh nghiệm quản lý đối với các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Quản lý nợ phải thu: Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đầu tư đầy đủ nguồn lực cũng như chính sách trong theo dõi và thực hiện thu nợ, mặc dù khoản này chiếm phần không nhỏ trong tổng vốn lưu động. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn. Để rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hành đến khi thu được nợ từ khách hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tìm kiếm giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.

Về chính sách: Quy đinh về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất... của từng khách hàng. Quy định về người phê chuẩn cho các hạn mức nợ khác nhau trong nội bộ DN, từ tổng giám đốc, giám đốc bán hàng, trưởng phòng, đến nhân viên bán hàng. Thưởng hợp lý cho những nhân viên thu nợ đạt được chỉ tiêu đề ra để động viên, khuyến khích nhân viên làm việc. Các chính sách này là nền tảng, là tài liệu hướng dẫn cho cả hệ thống và là một kênh thông tin hiệu quả liên kết các phòng, ban trong DN trong quá trình phối kết hợp để quản lý công nợ.

Về con người: Xây dựng bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị

công nợ. Đào tạo nhân viên về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ...

Về công cụ: Đầu tư phần mềm kế toán có phần hành (module) hỗ trợ quản lý công nợ. Những phần mềm ứng dụng này có thể ra được các báo cáo tổng hợp cũng báo cáo công nợ chi đến khách hàng theo các tiêu chí quản trị, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên thu nợ.

Về quy trình: Trước khi ký hợp đồng cho khách nợ, nhân viên bán hàng nên trực tiếp đến thăm trụ sở công ty khách hàng để trao đổi, thu thập thông tin, tiến hành đánh giá xem khách hàng có điều kiện được nợ không. Khi ký hợp đồng phải qua sự kiểm tra của bộ phận quản lý công nợ để chắc chắn rằng khách hàng không có lịch sử về nợ xấu, nợ khó đòi đã bị đóng hợp đồng. Mẫu hợp đồng nên có đầy đủ các điều khoản về hạn mức nợ, thời hạn thanh toán... Sau khi ký hợp đồng, DN nên gửi bản liệt kê, hóa đơn cho khách đúng kỳ hạn bằng chuyển phát nhanh, thư đảm bảo để chắc chắn rằng khách hàng nhận được giấy tờ và trong thời gian ngắn nhất; liên lạc với khách hàng để giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình; gửi thư nhắc nợ lần 1, 2, 3 với các mốc thời gian cụ thể cho khách hàng có tuổi nợ cao hơn thời gian cho phép; hẹn gặp và đến thăm khách hàng nếu thấy trao đổi qua điện thoại không hiệu quả... Nếu khó thu hồi nợ, có thể nhờ công ty chuyên thu nợ hoặc bán nợ. Mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng về lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tài sản, vốn lưu động và khoản mục nợ phải thu nhiều hay ít. Nhà quản lý của từng doanh nghiệp nên lựa chọn những phương thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp trên phương châm “lợi ích và chi phí”. Nếu doanh nghiệp gắt gao trong việc thu nợ, tính thanh khoản được cải thiện nhưng có rủi ro cho khách hàng, khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng (thực hiện hợp đồng mới) với doanh nghiệp khác có chính sách linh hoạt hơn. Ở đây tiềm ẩn khả năng doanh nghiệp mất đi khách hàng mới hoặc những khách hàng lâu năm có mối quan hệ làm ăn lâu dài.

- Quản trị tiền mặt: Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của DN. Vì thế, nhà quản lý cần phải tập trưng vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi

ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ DN hoặc của bên thứ ba. Quản trị tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của DN, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt: Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là điều tất yếu mà DN phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. DN giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán ngân hàng thường có lãi rất thấp so với chi phí lãi vay của DN). Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát. Nếu DN dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền để thanh toán sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. DN sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến.

Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt: Tính toán và xây dựng các bảng hoạch định ngân sách giúp DN ước lượng được khoảng định mức ngân quỹ là công cụ hữu hiệu trong việc dự báo thời điểm thâm hụt ngân sách để DN chuẩn bị nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt này. Nhà quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù về chu kỳ tính doanh, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của DN trong từng thời kỳ. Ngoài ra, phương thức dự đoán định kỳ chi tiết theo tuần, tháng, quý và tổng quát cho hàng năm cũng được sử dụng thường xuyên. Nguồn nhập ngân quỹ thường bao gồm các khoản thu được từ hoạt động sản - xuất kinh doanh, tiền từ các nguồn đi vay, tăng vốn, bán tài sản cố định không dùng đến...Nguồn xuất ngân quỹ bao gồm các khoản chi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, trả nợ vay, trả tiền vay, trả cổ tức, mua sắm tài sản cố định, đóng thuế và các khoản phải trả khác [15].

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ VỐN LƢU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn lưu động và quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp như thế nào?

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sông Công như thế nào?

Thực trạng công tác quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sông Công ra sao?

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn lưu động của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Sông Công cần phải đưa ra các giải pháp gì?

Từ những câu hỏi nghiên cứu trên tôi đưa ra các phương pháp nghiên cứu :

2.2. Mô hình nghiên cứu giả định

Mô hình Input - Process - Output ( mô hình Đầu vào - Quy trình - Đầu ra) Đầu vào: cho biết hồ sơ của người được hỏi về tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, thâm niên công tác và các thông tin chung về doanh nghiệp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nó cũng bao gồm nhận thức của người trả lời về cơ cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn lưu động của DN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình: thể hiện việc thu thập dữ liệu, đánh giá thông qua phân tích bảng câu hỏi, danh sách kiểm tra và giải thích các dữ liệu.Từ đó, cho thấy nhận định của nhân viên và cán bộ quản lý của doanh nghiệp về công tác quản lý vốn lưu động của DN thuộc khu công nghiệp Sông Công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Đầu ra: Từ những phân tích và đánh giá trong quy trình nghiên cứu, đầu ra là một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động của DN thuộc khu công nghiệp Sông Công,tỉnh Thái Nguyên.

Hình dưới dây trình bày mô hình nghiên cứu giả định về công tác quản lý vốn lưu động của DN thuộc khu công nghiệp Sông Công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 2.1. Mô hình đánh giá công tác quản lý vốn lƣu động của các DN thuộc khu công nghiệp Sông Công

Ngoài ra, luận văn còn xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn lưu động gồm: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

Nhân tố bên trong: Nguồn vốn chủ sở hữu; Khoản nợ phải trả; Trình độ quản lý; Nguồn nhân lực.

ĐẦU RA

HỒ SƠ CỦA NGƢỜI ĐƢỢC HỎI TẠI DN

- Tuổi - Giới tính - Trình độ

- Thâm niên công tác

THÔNG TIN VỀ CHUNG DOANH NGHIỆP - Loại hình DN - Lĩnh vực hoạt động -Ngành nghề kinh doanh HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DN THUỘC KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƢU ĐỘNG

CỦA CÁC DN THUỘC KHU CÔNG

NGHIỆP SÔNG CÔNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

Nhân tố bên ngoài: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; Rủi ro trong hoạt động tài chính; Công nghệ; Chính sách của Nhà nước.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và tài liệu sơ cấp. thông tin thứ cấp và tài liệu sơ cấp.

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp này là dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết, bao gồm: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính, các ấn bản phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, từ các nghiên cứu đã được xuất bản và chưa được xuất bản trong và ngoài nước và từ internet. Hệ thống các tài liệu quy hoạch mạng lưới khu công nghiệp Sông Công, các báo cáo về hoạt động chung của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp...

2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phƣơng pháp Chọn địa điểm nghiên cứu: Khu công nghiệp Sông Công là khu công nghiệp đầu tiên trong tỉnh Thái Nguyên, với vai trò là khu công nghiệp đầu tầu nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh nói chung và thị xã Sông Công nói riêng. Với định hướng của Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII đã xác định là: “tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 122)