3.1. Mục đích, nguyên tắc thực nghiệm
3.1.1. Mục đích
Việc tiến hành thực nghiệm tại trường THPT thông qua những tiết học cụ thể có sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 (SGK Ban cơ bản) nhằm kiểm chứng , xác định tính đúng đắn mà đề tài đã đặt ra. Trên cơ ở đó có những bổ sung, điều chỉnh cho hợp lí, đồng thời có những đề xuất để nâng cao chất lượng dạy – học địa lí. Công việc thực nghiệm được coi là một phần việc rất quan trọng và cần thiết, nó chính là thước đo kết quả của đề tài.
3.1.2. Nguyên tắc
- Đảm bảo tính khoa học, khách quan trong quá trình thực nghiệm và khối lượng kiến thức trong chương trình SGK địa lí 10 – ban cơ bản.
- Tuân thủ theo đúng chương trình giảng dạy do Bộ Giáo Dục và Đào tạo quy định.
- Đối tượng được thực nghiệm phải đảm bảo là học sinh lớp 10 THPT. - Việc dạy thực nghiệm phải tôn trọng thời khóa biểu của nhà trường, không làm ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học của các lớp được chọn làm thực nghiệm.
- Thực nghiệm đối với các em HS lớp 10 học SGK Địa lí (BCB) ở nhiều trường khác nhau , có sự so sánh giữa các lớp đối chứng với lớp thực nghiệm sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau.
3.1.3. Nhiệm vụ
- Trao đổi, hướng dẫn GV và thông qua GV hướng dẫn HS sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 10 BCB
- Qua thực nghiệm để rút ra những mặt tích cực và hạn chế của đề tài trong điều kiện dạy học hiện nay ở các trường THPT, đề xuất một số phương hướng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí lớp 10 hiện nay.
63
3.2. Cách thức tiến hành.
3.2.1. Chọn bài
Để tiến hành thực nghiệm, tôi chọn 3 bài trong SGK địa lí 10 – Ban cơ bản – có nội dung tương ứng để làm thực nghiệm.
Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. Bài 16: Sóng – Thủy Triều – Dòng Biển.
Bài 22. Dân số và sự gia tăng dân số.
3.2.2. Chọn trường
Để đảm bảo tính khách quan và làm cho đề tài có tính thiết thực, phổ biến. Tôi đã chọn đối tượng thực nghiệm ở ba trường khác nhau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là :
- THPT Định Hóa.
- THPT Lương Ngọc Quyến - THPT Chuyên Thái Nguyên.
Trường THPT Lương Ngọc quyến (thuộc phường Hoàng Văn Thụ - thành phố Thái Nguyên): Được thành lập vào năm 1946, là trường công lập tiên tiến xuất sắc của tỉnh với bề dày 65 năm, đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới (năm 2000) và đạt trường chuẩn quốc gia 2001 – 2010. Trang thiết bị cơ sở vật chất của trường trong những năm gần đây được đầu tư xây dựng tương đối khang trang và hiện đại. Đội ngũ GV có năng lực cao, trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, giầu tâm huyết. HS của trường có tới 90% là con em cán bộ, công nhân viên chức nhà nước và công thương nên có điều kiện học tập rất tốt, hầu hết các em đều có ý thức vươn lên trong học tập.
Trường THPT Chuyên Thái Nguyên (thuộc phường Quang Trung - thành phố Thái Nguyên): Được thành lập ngày 15. 10. 1988. Với mục tiêu
những năm qua thày và trò nhà trường đã không ngừng nỗ lực vượt lên bao khó khăn để thử thách khẳng định chính mình, có những bước đi vững chắc trên đường phát triển. Hàng năm có khoảng 60% GV đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua – GV giỏi các cấp, 30% GV có trình độ thạc sĩ. Có 6 GV nhà trường đã vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, 15 đồng chí được tặng huy chương “ vì sự nghiệp giáo dục”. Nhà trường nhiều năm liền đạt trường tiên tiến suất sắc cấp tỉnh được UBND tỉnh, Bộ GD & ĐT tặng bằng khen. Năm học 2006 – 2007 trường được UBND tặng cờ thi đua xuất sắc. Hàng năm, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của trường luôn đạt 100% , tỉ lệ HS trúng tuyển vào các trường Đại học và Cao đẳng đạt từ 80 – 95%. Số HS đạt giải trong các kì thi chọn HS giỏi cấp tỉnh cao. Trường được xếp vị trí 09/77 đơn vị có HS dự thi cấp quốc gia.
Trường THPT Định Hóa Trường THPT Định Hóa (thuộc thị trấn Chợ Chu - huyện Định Hóa): Được thành lập vào năm 1960, ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, về các mặt: Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Tuy vậy, ngay từ năm 1960 khi mới được thành lập nhà trường đã được sự quan tâm có hiệu quả của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Ty giáo dục và các Ban Ngành trong tỉnh Bắc Thái cũ, cùng với ý thức trách nhiệm cao của đội ngũ các thày cô giáo, sự nỗ lực học tập của các thế hệ HS, nhà trường đã từng bước xây dựng và phát triển một cách vững chắc. Năm học 2010-2011 trường đã phát triển thành 45 lớp với 1945 học sinh và 109 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trường đã được đầu tư xây dựng phòng học, nhà kiên cố, có nhà hiệu bộ, có đầy đủ các phòng làm việc cho các tổ chuyên môn, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng vi tính, nhà đa năng, sân trường, đường vào trường đã được bê tông hoá. Chính vì thế mà trường THPT Định Hoá về cơ bản đã được thay đổi trở thành một ngôi trường khang trang sạch đẹp và đang dần hoàn thiện theo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên HS của trường chủ yếu là con em nông dân nên điều kiện học tập
65
còn khó khăn. Việc tiếp cận các thông tin còn ít. Vì vậy trong quá trình giáo dục còn gặp không ít khó khăn.
3.2.3. Chọn lớp
Ở mỗi trường tôi chọn 2 lớp của khối 10 học theo sách BCB, một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Những lớp thực nghiệm và đối chứng được chọn đều có học lực và trình độ tương đương nhau.
* Tại lớp thực nghiệm: GV chú trọng sử dụng kênh hình nhiều hơn vừa mang tính chất khai thác vừa mang tính chất minh họa để phát triển tư duy địa lí cho các em, kết hợp với các phương pháp dạy học theo hướng tích cực khác như: thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu vấn đề …có sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu.
* Tại lớp đối chứng: GV chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, vấn đáp, giảng giải. Việc sử dụng kênh hình với mục đích đơn thuần là minh họa cho các kiến thức lí thuyết.
Bảng 3.1. Địa điểm và số học sinh tham gia thực nghiệm
STT Tên trƣờng Lớp TN Lớp ĐC Tổng
số HS
Lớp Số HS Lớp Số HS
1 THPT Định Hóa 10A5 45 10A9 43 88