- ứng Hoà khen thưởng 10 tập thể và cá nhân trong sản xuất CNTTCN.( Báo Hà Tây, 16505).
3.3.1 Về nội dung thông tin:
Các báo ( Nông thôn ngày nay, Kinh tế nông thôn...) viết về làng nghề ở Hà Tây cũng thông tin đầy đủ trên các góc độ kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, thông tin chủ yếu về những làng nghề nổi tiếng, những làng nghề truyền thống mà cả nước biết đến (tiện Nhị Khê, lụa Vạn Phúc...) . Thành quả kinh tế cao được các báo đưa ra nhằm dẫn đến những vấn đề chung: hiệu quả phát triển làng nghề tại một địa phương trong nước theo đường lối phát triển làng nghề của Đảng Nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. Đồng thời điểm riêng biệt, độc đáo của sản phẩm làng nghề cũng được các báo nêu bật để bạn đọc trong nước trước hết có thể nhận diện làng nghề Hà Tây thông qua một số nghề tiêu biểu, nổi tiếng nhất.
Trong khi đó, đối với Báo Hà Tây, mục đích thông tin không chỉ đơn thuần là giới thiệu làng nghề . Bởi lẽ, mỗi làng nghề đã quá quen thuộc với người dân.
Các bài được xâu chuỗi, đăng tải liên tục nhằm tuyên truyền đắc lực cho chủ trương, đường lối, chính sách phát triển làng nghề của tỉnh theo từng giai đoạn nhất định gắn với thực tế địa phương. Đối tượng bạn đọc chính là người dân Hà Tây, cái mà người dân cần nhất là những kinh nghiệm sản xuất, những bài học phát triển làng nghề để áp dụng. Do đó, Báo Hà Tây đã phản ánh bức tranh khái quát chung của làng nghề đồng thời đi sâu vào từng làng nghề cụ thể: không chỉ làng nổi tiếng mà cả những làng mới được gây dựng, nhân cấy. Quá trình hình thành, phát triển của từng làng nghề và đặc biệt là những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất giỏi cũng như những kinh nghiệm thành công tại chính địa phương làng nghề được phân tích cặn kẽ, thấu đáo. Độc giả không phải đọc cho biết mà đọc để học những kiến thức, bài học về phương thức lao động sản xuất. Điều này thật sự cần thiết đối với người dân làng nghề Hà Tây. Cũng vì lẽ đó, Báo Hà Tây đặc biệt gần gũi, thiết thực và thu hút được sự quan tâm của họ.
Mặt khác, tồn tại của làng nghề Hà Tây như nạn ô nhiễm môi trường...được các báo nêu trên đề cập và nêu ra giải pháp rất đúng theo đường lối khắc phục cho tất cả các làng nghề trong cả nước: Xây dựng điểm công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp chung nhất. Để áp dụng ngay lập tức cho làng nghề ở Hà Tây thì còn phải tính đến thực trạng cụ thể tại địa phương. Làng nghề Hà Tây có đặc thù riêng: kinh kế nghèo nàn, nguồn vốn đầu tư cho trang thiết bị máy móc cũng như hệ thống xử lý rác thải hiện đại còn eo hẹp. Vì vậy thực hiện được giải pháp môi trường mang tính triệt để nhưng tốn kém chi phí, đối với làng nghề Hà Tây không phải dễ dàng, một sớm, một chiều. Cùng thông tin về vấn đề này, Báo Hà Tây với lợi thế là báo địa phương, có đội ngũ phóng viên đa phần là người dân sinh sống trong tỉnh, nên những vấn đề làng nghề được nêu mang tính xác thực cao: phản ánh đúng, chính xác toàn diện những thực tế nảy sinh khi mô hình bảo vệ môi trường làng nghề( cụm, điểm công nghiệp làng nghề) của Đảng và Nhà nước áp dụng vào địa phương.
Trong vấn đề môi trường, tất cả các giải pháp đều được nhà báo Hà Tây chỉ rõ: giải pháp trước mắt là các hoạt động mang tính tự quản thể hiện ý thức của
người dân( tổ chức các đội thu gom rác thải...,), nạo vét cống rãnh... kết hợp thực hiện từng bước giải pháp lâu dài, triệt để là tập trung nguồn vốn thực hiện dự án xử lý rác thải hiện đại, đưa các làng nghề gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu dân cư. Như vậy, nhờ bám sát thực tế địa phương, các nhà báo Hà Tây đã nêu lên tình hình khó khăn nảy sinh khi thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong cuộc sống. Nguyên nhân khó khăn là về vốn, kinh phí đầu tư...đồng thời nêu bật những nỗ lực chung của người dân kết hợp cả giải pháp tình huống, tiến tới thực hiện giải pháp môi trường theo định hướng xây dựng cụm, điểm làng nghề.