Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm làng nghề.

Một phần của tài liệu vấn đề làng nghề được phản ánh trên báo hà tây (Trang 59 - 61)

Trong cơ chế thị trường, làng nghề muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố quan trọng trước nhất là tìm kiếm nguồn đầu ra cho sản phẩm. Có cầu thì mới có cung, tìm kiếm nguồn cầu dồi dào để cung cấp sản phẩm là mối quan tâm của tất cả các làng nghề. Không chỉ bó hẹp trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm làng nghề là hướng đi đúng, tất yếu để làng nghề mở rộng thị trường, tích cực hội nhập và phát triển.

Thêu Đình Tổ tìm đến những thị trương xuất khẩu tiềm năng( HT,3-4-05);; Xuất khẩu trực tiếp, hướng đi mới cho doanh nghiệp làng nghề ở Phú Túc( HT, 11-4-05); Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn : Đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu(10-10-04); Cần các giải pháp đồng bộ đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu( 20-2-05)....là những bài viết xoay quanh vấn đề xuất khẩu trực tiếp sản phẩm làng nghề.

Trước đây các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu hàng hóa đều phải qua khâu trung gian. Do đó, giá thành sản phẩm bị ép rẻ hơn giá xuất đi các nước rất nhiều và điều này ảnh hưởng tới thu nhập của lao động làng nghề. Họ trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng người hưởng lợi nhiều nhất lại là trung gian thu mua sản phẩm. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm từ làng nghề đến thẳng tay người mua “mua tận gốc, bán tận ngọn”, nhờ vậy giá thành sản phẩm được giữ đúng giá.

Các bài báo đều khẳng định xuất khẩu trực tiếp là bước đột phá trong phát triển nguồn thị trường quốc tế của làng nghề và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao so với trước: “ Giá trị sản xuất TTCN của xã năm 2004 là 31 tỷ đồng thì gần 100% là từ nghề mây, tre, giang, guột tế được xuất khẩu”( Bài Xuất khẩu trực tiếp, hướng đi mới cho doanh nghiệp làng nghề ở Phú Túc) và đặc biệt là giúp tránh được tình trạng bị trung gian ép giá, tình trạng rủi ro “ nỗi ám ảnh của chuyện xuất khẩu qua trung gian đầy rủi ro khi hợp đồng không được ký kết chặt chẽ, hàng đi rồi nhưng không đòi được tiền, bị đối tác tìm đủ lý do để phạt như: Để hàng mốc, hỏng, không đúng quy cách...”.

Hình thức này dù đem lại rất nhiều lợi ích cho người lao động nhưng đòi hỏi năng lực, bản lĩnh lớn của các doanh nghiệp làng nghề: các doanh nghiệp phải thực hiện trực tiếp giao dịch quốc tế, phải thông thạo ngoại ngữ và am hiểu về các thủ tục xuất khẩu. Như vậy, người thợ không chỉ đơn thuần biết lao động chân tay mà khi đã trở thành những doanh nhân làng nghề, phải tích cực trau dồi những hiểu biết mà xuất khẩu ngành nghề đòi hỏi.

Xuất khẩu trực tiếp mặc là hướng phát triển, mở rộng quảng bá sản phẩm làng nghề, đem lại giá trị kinh tế cao . Qua đó, nét đẹp văn hoá tinh thần kết tinh trong sản phẩm làng nghề sẽ đến được nhiều nơi hơn trên thế giới. Văn hoá Việt, bản sắc Việt nhờ vậy càng được bạn bè quốc tế thêm hiểu và trân trọng.

Chương 3

Một phần của tài liệu vấn đề làng nghề được phản ánh trên báo hà tây (Trang 59 - 61)