Đẩy mạnh dạy nghề, đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu vấn đề làng nghề được phản ánh trên báo hà tây (Trang 42 - 43)

Sản xuất làng nghề phát triển đồng nghĩa với lực lượng thợ chính, có tay nghề đòi hỏi càng nhiều. Một thực tế đặt ra, ở các làng nghề mai một, lực lượng trẻ kế cận thiếu trầm trọng và ngay ở các làng nghề rất phát triển đang hình thành điểm TTCN làng nghề thì lao động có nhiều nhưng thực sự có tay nghề cao cũng khan hiếm không kém. Do vậy, dạy nghề và đào tạo nghề là việc làm cần thiết, là giải pháp không chỉ trước mắt mà mang tính chiến lược lâu dài về nguồn lực lao động- yếu tố đầu tiên và căn bản nhất cho việc gìn giữ, phát triển mạnh làng nghề, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn bằng chính tiềm năng, nội lực của địa phương. Đồng thời đây cũng là một trong những nội dung của chương trình khuyến công, có tác dụng tốt trong việc khôi phục, phát triển làng nghề, thúc đẩy sản xuất CN-TTCN ở nông thôn phát triển.

Bài viết “ Tiến tới xoá nghèo” cho thấy huyện Thanh Oai đã ý thức rõ tầm quan trọng của việc đào tạo và dạy nghề: “Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2004, huyện đã tổ chức mở 8 lớp dạy nghề mây, giang đan, nghề may, làm chổi chít....cho khoảng 500 lao động trong toàn huyện”. Với những việc làm thiết thực, hiệu quả này, vấn đề xoá đói giảm nghèo, tiến tới giàu có, thịnh vượng sẽ trở thành thực tế từ sự đầu tư tích cực cho lao động có tay nghề ở các làng nghề. Cùng với Thanh Oai, các huyện khác như Thường Tín cũng tích cực đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực: “ xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín đã khai giảng lớp học nâng cao tay nghề thêu cho 35 học viên là những người đã biết thêu, trong hai tháng học được nghệ nhân Nguyễn Đức Khoa, chủ tổ hợp thêu trong xã dạy thêu các bước cao cấp như: thêu chân dung, thêu nghệ thuật, tranh phong cảnh thiên nhiên, tranh tĩnh vật và các sản phẩm thêu hoa văn khác. Sau khoá học, các học viên sẽ là những hạt nhân để truyền dạy cho nhiều người dân trong xã nghề thêu tranh”.( Tin Xã Thắng Lợi- Thường Tín mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. HT12-4-05). Người giỏi truyền lại cho người biết nghề và từ người biết lại dạy cho người chưa biết, mới chập chững vào

nghề. Hình thức đào tạo này mang tính cộng đồng cao để số lượng người làm nghề cứ nhân lên mãi.

Đồng thời với việc nâng cao tay nghề cho những lao động đã có nghề, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín còn đặc biệt quan tâm tới việc dạy nghề cho trẻ em nghèo, khuyết tật. Chú ý tới công tác xã hội, tới cuộc sống của những trẻ em thiệt thòi này là việc làm đầy ý nghĩa. Có ý nghĩa hơn, khi không chỉ quan tâm đến tấm áo, manh quần cho các em trong một vài ngày lễ kỷ niệm nào đó mà tạo cho các em có một nghề nghiệp để lao động và có cuộc sống ổn định. ý nghĩa của việc cho cần câu hơn cho xâu cá cũng là ở đó. “Trong thời gian 3 tháng, các em được học thêu các hàng trắng, hàng màu, thêu chân dung, truyền thần và nâng cao tay nghề thêu”. Và việc dạy nghề cho các em đã có những thành công bước đầu thật đáng mừng: “ đầu tháng 9 – 2004 lớp dạy nghề cho trẻ em nghèo và khuyết tật đã kết thúc khoá học bước đầu, sản phẩm làm ra đã tiêu thụ được, giá trị ngày công trung bình từ 10.000 – 15.000 VNĐ”. ( Tin Thắng Lợi mở lớp dạy nghề cho trẻ em nghèo, khuyết tật). Thành quả này không chỉ có ý nghĩa khẳng định làng nghề đang được nhân rộng, phát triển mà còn thể hiện tính xã hội, cộng đồng . Dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho trẻ em nghèo và khuyết tật, giúp các em tự kiếm được đồng tiền bằng đôi bàn tay lao động chân chính của mình. Còn gì đẹp và có ý nghĩa và thiết thực hơn!

Làng nghề phát triển thì yếu tố then chốt vẫn là con người yêu nghề, có kỹ thuật, tay nghề cao. Những hạt nhân được đào tạo bài bản tiếp tục truyền thụ lại cho những người khác để làng nghề sẽ không chỉ tồn tại mà ngày thêm phát

Một phần của tài liệu vấn đề làng nghề được phản ánh trên báo hà tây (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w