- ứng Hoà khen thưởng 10 tập thể và cá nhân trong sản xuất CNTTCN.( Báo Hà Tây, 16505).
3.2.4. Ngôn ngữ Tít bài.
Là tờ báo địa phương, Báo Hà Tây trở thành người bạn đồng hành gắn bó với người dân trong tỉnh. Những vấn đề trên báo là những vấn đề thiết thân với mỗi người dân, họ đọc báo thấy rõ được đó là tờ báo viết về cuộc sống của bản
thân họ, họ tìm thấy trong đó nhiều thông tin hay, bổ ích. Tít bài là phần đầu tiên đưa người đọc tới những thông tin đó, giúp họ chọn lựa và chủ động tiếp nhận theo từng mảng sự kiện, vấn đề mình quan tâm.
Trên báo Hà Tây, các nhà báo phần lớn đặt tít bài theo dạng tít thông báo. Đây là loại tít cung cấp thông tin tóm lược toàn bộ nội dung bài viết và trả lời được các câu hỏi cơ bản: Ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? . Với cánh đặt tít kiểu này, người đọc dễ dàng nắm bắt được những thông tin chính nhất trong bài viết và họ nhanh chóng tìm được bài về những vấn đề mà mình quan tâm một cách nhanh nhất. Ví dụ tít “ Xã Đông Phương Yên đa dạng ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động”(HT, 18-10-04). Trong bài nêu cụ thể những ngành nghề địa phương đã nhân cấy và thu được thành công, tạo công việc ổn định với thu nhập khá cho nông dân lúc nông nhàn. Như vậy, tít bài đã khái quát toàn bộ nội dung bài viết. Người đọc qua tít bài hiểu ngay được vấn đề cơ bản mà tác giả bài báo định phản ánh .Vấn đề tìm kiếm ngành nghề phù hợp để tạo công ăn việc làm ổn định là vấn đề được đông đảo bà con nhân dân trong tỉnh quan tâm. Do vậy, tuy tít bài chưa thực sự hấp dẫn nhưng nó vẫn thu hút độc giả bởi chính tính chân thực, gần gụi với thực tế cuộc sống của người dân địa phương.
Ngôn ngữ tít bài trên báo Hà Tây rõ ràng và dễ hiểu, dễ nhớ. Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với một tờ báo địa phương như Báo Hà Tây. Báo phải tuân theo chuẩn ngôn ngữ chung nhưng đồng thời cũng chú ý tới đặc điểm riêng biệt của địa phương: phần lớn là những người nông dân, trình độ học vấn chưa cao nên ngôn ngữ sử dụng phải chính xác và dễ hiểu, phù hợp với người dân.
Tuy nhiên, tít bài trên Báo Hà Tây còn có nhược điểm lớn là tít thường lặp lại theo một môtíp, khuôn mẫu quen thuộc, sáo rỗng: Sôi động làng nghề Thanh Thuỳ (HT, 25-8-04); Sôi động làng nghề Đông Phương Yên( HT, 16-10- 04); Sôi động làng nghề Phú Mỹ (HT, 27-1-05); Sôi động làng nghề mây, tre đan Phí Trạch(HT, 29-5-05);... Người thợ tài năng của làng nghề sơn mài Hạ Thái( 22-3-05); Người khôi phục nghề nón cổ làng Chuông( 11-4-05); Người thổi hồn cho giấy vụn, hoa cỏ khô( HT, 10-5-05).....Chính sự rập khuôn, thiếu
sáng tạo này đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả truyền thông, tạo nên sự nhàm chán cho độc giả.
Nếu như các nhà báo Hà Tây chú ý nhiều hơn tới việc đặt tít mang tính sáng tạo, tít vừa thể hiện rõ chủ đề vừa đảm bảo tính lôi cuốn, hấp dẫn độc giả thì hiệu quả thông tin sẽ tăng lên rất nhiều. Tít phải là yếu tố thông báo thông tin đầu tiên nhưng cũng đồng thời phải là yếu tố đầu tiên hấp dẫn, thôi thúc độc giả đọc bài báo đó.