Làng nghề tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội.

Một phần của tài liệu vấn đề làng nghề được phản ánh trên báo hà tây (Trang 40 - 42)

phần ổn định an ninh trật tự xã hội.

Làng nghề phát triển kéo theo nhu cầu lực lượng lao động lớn để đáp ứng sản xuấtlà điều tất yếu. Ngay cả ở những nơi nghề nông là nghề chính, các nghành nghề TTCN vẫn đóng góp đắc lực trong vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân lúc nông nhàn. Đời sống khá giả, người dân thoát khỏi cảnh nghèo và cũng vì có nghề để làm, tránh “ nhàn cư vi bất thiện”, nên an ninh trật tự xã hội tại các làng nghề rất ổn định. Nội dung này được thể hiện xuyên suốt trong rất nhiều bài viết.

Thế mạnh làng nghề Trường Yên( HT, 7-9-04); Sôi động làng nghề Đông Phương Yên(HT, 16-4-04); Các xã vùng khu cháy giải quyết việc làm cho người lao động(HT, 11-1-05); Việc khuyến công ở Thanh Hải(HT, 25-1-05); Một doanh nhân năng động(HT, 8-3-05).... là những bài tiêu biểu. Trong các bài, yếu tố tạo việc làm, hiệu quả kinh tế cao và giữ gìn an ninh trật tự xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau thúc đẩy sự phát triển bền vững của làng nghề.

Các làng nghề TTCN, đặc biệt là nghề mây, tre, giang đan xuất khẩu rất thích hợp cho lực lượng lao động ở nông thôn, từ trẻ nhỏ tới các cụ già đều có thể cùng tham gia sản xuất:“ Nghề chủ đạo nhất là ngành nghề thủ công mây, giang đan thu hút đông số lượng người cùng tham gia. Hiện nay toàn xã có 5 công ty TNHH, 10 doanh nghiệp, 20 tổ hợp. Chỉ tính riêng một công ty, hay một doanh nghiệp thì trong xưởng thường xuyên từ 40-50 lao động”( Bài Thế mạnh làng nghề Trường Yên). Ngành nghề đã tạo việc làm cho khối lượng lao động lớn trong xã “có tổ hợp thu hút đến hàng ngàn vệ tinh lao động làm hàng gia công”. Nhờ vậy, đời sống người dân được nâng cao rõ rệt: “toàn xã không có hộ đói, tỷ lệ hộ giàu, thu nhập hàng trăm triệu/năm đạt 8%, còn lại là số hộ trung bình và khá”. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề TTCN truyền thống của địa phương, Trường Yên đã giúp cho người dân thấy được hiệu quả kinh tế rõ rệt

trong từng hộ gia đình. Họ yêu nghề, gắn bó với nghề hơn, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao và an ninh trật tự được đảm bảo tốt .

Cũng giống như Trường Yên, làng nghề ở Đông Phương Yên phát triển cũng góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu xã hội: xoá đói giảm nghèo, giải quyết nạn thất nghiệp, tăng thu nhập cho lao động dư thừa lúc nông nhàn. Các doanh nghiệp ở làng nghề đã “ tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 50 lao động có thu nhập từ 550 ngàn tới 800 ngàn đồng/ tháng. Ngoài ra còn có 10 vệ tinh chuyên thu gom sản phẩm chủ yếu là hàng mây tre, giang đan giải quyết việc làm cho gần một ngàn lao động tại gia đình trong xã và các xã bạn”(Bài

Sôi động làng nghề Đông Phương Yên).

Xác định làng nghề là thế mạnh của tỉnh trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội, Báo Hà Tây luôn đi sát, kịp thời đưa thông tin phản ánh và biểu dương những chủ doanh nghiệp và những làng nghề đang nỗ lực không ngừng đưa các chỉ tiêu phát triển đó trở thành hiện thực. Trong bài “ Các xã vùng khu cháy giải quyết tốt việc làm cho người lao động”, tác giả bài viết phản ánh không khí lao động nhộn nhịp, thể hiện sự phát triển mạnh của tất cả các làng nghề trong xã: Nghề sản xuất chăn bông “ xưởng của anh Nguyễn Văn Đại sản xuất với số lượng1000 chăn/tháng. Vì vậy lúc nào cơ sở của anh cũng có từ 3-5 lao động làm thuê. Thu nhập lao động từ 300-900 ngàn đồng”; Nghề thêu “chủ yếu là chị em phụ nữ làm hàng quanh năm nhưng chỉ tranh thủ thời gian nhàn rỗi, nhiều em mới 13,14 tuổi đã tham gia phụ giúp gia đình”; nghề may áo dài truyền thống “ nghề cần nhiều lao động nên trong làng đã hình thành những nhóm hộ làm nghề”. Đa dạng hoá ngành nghề cũng là nhiều hơn, đa dạng hơn cơ hội việc làm cho người lao động.

Đưa làng nghề phát triển nhằm tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động, giảm thiểu nạn thất nghiệp lan tràn, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Những thành quả này được Báo Hà Tây thông tin, phản ánh một cách chân thực, chính xác, khách quan đã khẳng định rõ: Chủ trương, chính sách về đẩy mạnh phát triển làng nghề là hoàn toàn đúng đắn. Đây thực sự là bước đi cơ bản và cần

thiết để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu vấn đề làng nghề được phản ánh trên báo hà tây (Trang 40 - 42)