Các chuyên trang và chuyên mục trên Báo Hà Tây.

Một phần của tài liệu vấn đề làng nghề được phản ánh trên báo hà tây (Trang 69 - 72)

- ứng Hoà khen thưởng 10 tập thể và cá nhân trong sản xuất CNTTCN.( Báo Hà Tây, 16505).

3.2.1. Các chuyên trang và chuyên mục trên Báo Hà Tây.

Báo Hà Tây có hai ấn phẩm báo in là Hà Tây thời sự hàng ngày và Hà Tây cuối tuần.

Hà Tây thời sự hàng ngày có 4 trang, được bố trí như sau:

- Trang 1: Thời sự gồm tin đọc nhanh, nét đẹp đời thường... - Trang 2: Kinh tế công nghiệp, nông nghiệp.

- Trang 3: Văn hoá- Giáo dục- Y tế- Xã hội...

- Trang 4: Thời sự quốc tế, an ninh pháp luật, hồi âm báo chí- dư luận....

Trong Hà Tây thời sự hàng ngày, các bài báo về làng nghề chủ yếu được đăng trên các trang 2 và trang 3. Đây là các chuyên trang về các lĩnh vực kinh tế và văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội. Như vậy, Báo Hà Tây đã xác định phát triển làng nghề không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn vì các mục tiêu văn hoá, xã hội. Làng nghề có vai trò tích cực trong thực hiện các chương trình: xoá đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc... Hà Tây thời sự hàng ngày đã có những chuyên trang phản ánh về các lĩnh vực trong cuộc sống. Với các bài phản ánh về làng nghề được đăng ở hầu hết các trang mà chủ yếu là trang 2 và 3, người dân có thể nhận thấy vấn đề làng nghề

được Báo đặc biệt quan tâm phản ánh. Tuy nhiên, tình trạng dàn trải bài viết mà chưa xây dựng được chuyên mục cố định về làng nghề đã gây nên nhiều hạn chế trong tiếp nhận thông tin. Độc giả muốn tìm bài báo viết về vấn đề làng nghề nhưng phải mất thời gian không nhỏ để lật giở trang báo và tự tìm mà không hề có một dấu hiệu đặc biệt nào để nhận biết. Hơn nữa ở các chuyên trang, phản ánh về làng nghề khá nhiều nhưng không thường xuyên, ổn định do đó ảnh hưởng tới sự tiếp nhận thông tin nhanh nhiều, đều đặn của người đọc. Chính vì những lý do trên, xây dựng hệ thống chuyên mục về làng nghề là một yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường số lượng, chất lượng bài viết đồng thời giữ được lượng độc giả ổn định cho báo.

Ngoài Hà Tây thời sự hàng ngày, Báo Hà Tây còn phát hành thêm số Hà Tây cuối tuần gồm 11 trang:

-Trang 1: xã luận, đưa tít các bài quan trọng.... - Trang 2: Trang chính trị- xã hội.

- Trang 3: Kinh tế- xã hội.

- Trang 4: Chuyên trang viết về làng nghề với chuyên mục “ Du lịch làng nghề” xuất hiện ổn định.

- Trang 5: Diễn đàn công luận. - Trang 6-7: Văn hoá văn nghệ. - Trang 8: Trang văn nghệ. - Trang 9: An ninh xã hội. - Trang 10: Văn hoá thể thao. - Trang 11: Thông tin kinh tế.

Trong Hà Tây cuối tuần, bài viết về làng nghề được đăng tải trên các tất cả các trang nhưng chủ yếu nhất là trang 3,4, 6 và 7. Đặc biệt trong trang 4, Hà Tây cuối tuần đã xây dựng chuyên mục “ Du lịch làng nghề” nhằm tuyên truyền cho chủ trương áp dụng mô hình phát triển làng nghề mới: Đó là gắn du lịch với làng nghề. Nhờ có chuyên mục này, các bài viết về làng nghề được đăng tải với số lượng lớn, thông tin nhiều, phong phú và ổn định và đã tạo cho công chúng thói quen chủ động khi tìm đọc báo và tiếp nhận thông tin. Họ nắm bắt được lịch

phát hành báo và nhanh chóng tìm được chuyên mục về làng nghề mình yêu thích.

3.2.2. ảnh.

Trong một trang báo, ngoài nội dung bài vở được truyền tải bằng câu chữ, ngôn từ thì ảnh là yếu tố không thể thiếu, góp vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả thông tin nhanh, chân thực, sống động. Về hình thức, ảnh giúp trang báo đẹp hơn, thoáng hơn, tạo sự hấp dẫn bắt mắt độc giả và về nội dung giúp truyền tải, bổ xung lượng thông tin lớn.

Các nhà báo Hà Tây đều thấy rõ vai trò của ảnh trong hoạt động báo chí nên ảnh được sử dụng rất nhiều và đặc biệt chiếm số lượng lớn trong mảng phản ánh, tuyên truyền về làng nghề. Đi sâu vào mảng đề tài này, ta thấy ảnh được đăng tải chia ra hai loại: ảnh đi kèm bài viết và ảnh độc lập với bài viết.

ảnh đi kèm bài viết có tác dụng minh hoạ, tô đậm chủ đề, giúp bài thêm sống động, làm cho người đọc dễ dàng hình dung sự kiện. Các bài viết về làng nghề trên báo Hà Tây đều có ảnh đi kèm. Nhờ vậy, nội dung thông tin đến với độc giả nhanh hơn, nhiều hơn, lưu giữ lâu hơn và độ tin cậy vào nội dung cũng cao hơn. Một bài viết dài, dày đặc những câu chữ sẽ làm cho độc giả cảm thấy mệt mỏi khi tiếp nhận. ảnh giúp làm níu mắt họ, tăng sự hấp dẫn, thoải mái khi tiếp nhận thông tin. Hơn nữa, hiệu quả truyền thông sẽ tăng lên rất nhiều khi người đọc được thấy chính hình ảnh về vấn đề nhà báo đang đề cập. Không phải tưởng tượng trong đầu nữa, tất cả như đang diễn ra chân thực, sống động, cụ thể, khách quan. Nó chân thực như là cuộc sống vậy. Trong bài “ Sôi động làng nghề Thanh Thùy”, tác giả đã phải tốn rất nhiều dòng báo để miêu tả không khí lao động khẩn trương tại làng nghề. Nhưng, chỉ với một bức ảnh chụp người công nhân bên bàn máy, khuôn mặt người lao động cũng như nước ảnh đang sáng bừng lên nhờ ánh bạc của rất nhiều các sản phẩm kim khí vừa mới ra lò. Chỉ vậy thôi, người đọc đã hình dung được tất cả và có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến quang cảnh lao động của một làng nghề phát triển mạnh.

ảnh độc lập với bài viết là những ảnh không có chức năng minh hoạ cho nội dung của một bài viết nhất định, cụ thể nào. Có thể là một chùm ảnh, phóng sự

ảnh về làng nghề có tính chất gợi mở, tạo nên góc nhìn mới, cảm nhận mới trong độc giả, giúp họ xem, tự cảm nhận và rút ra thông điệp; có thể là một bức ảnh riêng lẻ để lấp đầy những khoảng trống trên trang báo như một giải pháp tình thế về số lượng bài vở. Tuy nhiên, tất cả đều chứng tỏ rõ rằng nội dung phản ánh, thông tin về làng nghề luôn được Báo Hà Tây chú trọng và tuyên truyền rất tích cực, đều đặn, thường xuyên trên nhiều hình thức tin bài và ảnh.

Các ảnh về làng nghề dù là ảnh đi kèm bài viết hay đi độc lập đều có bố cục chặt chẽ và mang tính thời sự cao, miêu tả con người trong bối cảnh sản xuất cụ thể với những sản phẩm làng nghề của họ. Mối quan hệ giữa con người, lao động và sản phẩm luôn có sự gắn bó, vận động mang tính hiện thực vì đây chính là những khoảnh khắc cuộc sống được lưu giữ lại.

3.2.3. Ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là công cụ, phương thức để truyền tải thông điệp nên vấn đề sử dụng ngôn ngữ có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp tới hiệu quả thông tin. Nội dung thông tin có hay tới đâu chăng nữa nhưng tác giả không biết lựa chọn hình thức ngôn ngữ phù hợp với dạng bài viết và đặc biệt với đối tượng bạn đọc chính mà báo hướng tới, thì bài báo đó chưa thể gọi là thành công.

Báo Hà Tây xác định rõ đối tượng phục vụ là người dân trong tỉnh mà nông dân chiếm đa số(93%) . Do đó, ngôn ngữ được sử dụng rất phù hợp với địa phương, mang tính văn hoá địa phương: không dùng những từ quá chau chuốt đến sáo rỗng, dài dòng; không quá nặng vào gọt giũa, nắn ép câu chữ, ngôn từ. Với lối viết dung dị, súc tích, dễ nắm bắt và nhớ thông tin, các bài viết về làng nghề đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng độc giả. Người dân trong tỉnh có thể thấy rõ rằng: đây đúng là tờ báo của mình, viết về mình và dành cho mình bằng chính ngôn ngữ quen thuộc hàng ngày.

Một phần của tài liệu vấn đề làng nghề được phản ánh trên báo hà tây (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w