Khi có kế hoạch đấu giá chính thức thì phải sớm thông báo rộng rãi thông tin, quảng cáo cho các dự án sắp tiến hành đấu giá, phát các tờ rơ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 77 - 80)

- Những hạn chế trong công tác giao đất, cho thuê đất

3 Khu dân cư xó m2 (nay là tổ 2,5),

3.6.4. Khi có kế hoạch đấu giá chính thức thì phải sớm thông báo rộng rãi thông tin, quảng cáo cho các dự án sắp tiến hành đấu giá, phát các tờ rơ

rãi thông tin, quảng cáo cho các dự án sắp tiến hành đấu giá, phát các tờ rơi để người dân có thêm thông tin

Từng bước giao công tác đấu giá đất cho 1 đơn vị chuyên trách để người dân có thể dễ dàng tìm hiểu được thông tin, việc này có thể giao cho Trung tâm đấu giá của tỉnh thực hiện. Các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp chỉ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mình, có chính sách tạo điều kiện cho đơn vị được giao tổ chức đấu giá làm tốt công tác đấu giá. Chính vì điều này, từ tháng 12/2010, thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, việc đấu giá QSD đất tại thành phố Tuyên Quang đã chuyển giao cho Trung tâm bán đấu giá tài sản của tỉnh Tuyên Quang thực hiện.

Đối với các dự án đấu giá đất cần được đầu tư hạ tầng trước khi đưa ra đấu giá, một mặt để làm tăng giá trị đất khi đấu giá, mặt khác để sau khi trúng đấu giá người trúng đấu giá nộp tiền đầy đủ ngay. Tránh tình trạng chậm thu tiền sau khi đấu giá như đã diễn ra trong thời gian vừa qua vì nhiều dự án không kịp hoàn thiện hạ tầng để giao đất cho người trúng đấu giá;

Cần nghiên cứu và áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để đánh giá đúng tình hình cung cầu sử dụng đất trong khu vực đấu giá cũng như bên ngoài. Trên cơ sở cung cầu của thị trường và khu vực có thể: thiết kế các thửa

khởi điểm và bước giá cũng cần được điều chỉnh theo nhu cầu (Ví dụ: với thửa đất lẻ thì giá khởi điểm cần xây dựng vừa phải, còn nếu cả lô lớn thì giá khởi điểm phải sát giá thị trường để chống tiêu cực).

Trích một phần kinh phí thu được từ đấu giá đất để đầu tư phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách, người thu nhập thấp, tạo lập sẵn quỹ nhà cho thuê, nhà bán trả góp và tái định cư để khi cần thu hồi có thể có chỗ cho người bị thu hồi tái định cư ngay.

Các quy trình của dự án đấu giá QSDĐ cần được xử lý nhanh, đặc biệt là khâu quy hoạch vì đây là yếu tố quan trọng và là công đoạn mở đường để triển khai dự án.

1. Kết luận

1.1. Công tác đấu giá QSD đất ở Tuyên Quang đã được tiến hành tương đối tốt. Thành phố đã xây dựng được quy trình đấu giá riêng được tiến hành quy củ và giám sát chặt chẽ. Trong giai đoạn từ 2007-2011, thành phố đã tiến hành 21 cuộc đấu giá, đã đấu giá 423 lô đất tương đương 41.000 m2

đất ở. 1.2. Đấu giá quyền sử dụng đất đã đem lại những hiệu quả to lớn về kinh tế, xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong giai đoạn 2007-2011 công tác đấu giá đã đưa về cho ngân sách thành phố Tuyên Quang 102,396 tỷ đồng,tăng so với giá khởi điểm là 13.226,6 triệu đồng (133,4 %).

- Về mặt xã hội: Các dự án đấu giá QSDĐ đã tạo nguồn thu hỗ trợ cho sự phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế tại địa phương, góp phần làm giảm sức ép về nhà ở, đất ở đối với xã hội, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất cũng được trích ra một phần để phát triển quỹ nhà xã hội, quỹ nhà cho thuê...

Đấu giá QSDĐ, đấu thầu dự án đã góp phần lành mạnh hoá, minh bạch hóa thủ tục hành chính trong giao dịch đất đai, góp phần tạo mặt bằng giá cả, tạo sự ổn định cho thị trường BĐS.

Đấu giá quyền sử dụng đất với phương thức, thủ tục tiến hành đơn giản, nhanh gọn, giúp cho công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ có thể triển khai thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, việc quản lý đất đai chặt chẽ hơn.

1.3. Các hạn chế của công tác đấu giá QSDD ở Tuyên Quang: Chưa kiểm soát được triệt để hiện tương thông thầu, công tác phổ biến thông tin trước những phiên đấu giá còn chưa đạt hiệu quả cao, cơ sở hạ tầng của nhiều khu vực đấu giá chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến giá đấu chưa cao gây lãng phí quỹ đất.

2. Kiến nghị

2.1. Để nâng cao hiệu qủa hoạt động bán đấu giá nói chung và bán đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng cần tập trung một số giải pháp sau:

- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp đề cao trách nhiệm, tuân thủ quy định pháp luật trong hoạt động bán đấu giá quyền sử dụng đất để tạo uy tín và thương hiệu của tổ chức mình.

- Sở Tư pháp thông báo rộng rãi về các tổ chức bán đấu giá và danh sách đấu giá viên tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong việc ký kết, tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất.

- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước, quan hệ phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất để có sự chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn đọng về bán đấu giá quyền sử dụng đất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian tới.

2.2. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở Tuyên Quang. Cần phải tiến hành tổng hợp nhiều biện pháp trong đó chú trọng vào các biện pháp sau:

- Tập trung thống kê đầy đủ diện tích các loại đất trong từng xã, phường, tạo lập nguồn quỹ đất để tiến hành lập dự án khi có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 đến 2011 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)