Vaccine là biện pháp có tính chiến lược, tạo miễn dịch chủ ñộng nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh cúm A/H5N1 trên gia cầm và con người (Horimoto T, and Kawaoka Y, 2001). Sau khi sử dụng vaccine, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể ñặc hiệu giúp chống lại virus H5N1 khi virus xâm nhập cơ
thể. Tuy nhiên việc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng cúm A/H5N1 gặp khá
nhiều khó khăn bởi khả năng biến ñổi kháng nguyên nhanh chóng của virus
cúm và chúng ta không thể biết trước clade virus nào sẽ gây ñại dịch (Chen H et al., 2006). Như vậy cần phải phát triển một loại vaccine có khả năng tạo miễn dịch chéo với nhiều clade virus khác nhau hoặc phát triển nhiều loại vaccine ñặc hiệu cho các clade H5N1 khác nhau. Hiện tại WHO ñã xác ñịnh
các chủng virus H5N1 có thể sử dụng ñể phát triển vaccine cho các clade
khác nhau, bao gồm: clade 1 (A/Vietnam/1203/04-like); clade 2.1 (A/Indonesia/5/05); clade 2.2 (A/Bar-Headed Goose/Qinghai/1A/05-like); và
clade 2.3 (A/Anhui/1/05).
Năm 2007, FDA phê chuẩn loại vaccine H5N1 do Sanofi Pasteur Inc.
sản xuất và loại vaccine này chỉ ñược dự trữ ñể sử dụng nếu xảy ra ñại dịch chứ không ñược dùng thường quy trong phòng bệnh. Vaccine ñược sản xuất bằng công nghệ di truyền ngược từ chủng virus H5N1 clade 1 (A/VN/1203/04) tuy nhiên mặc dù dung nạp tốt nhưng loại vaccine này có khả năng gây miễn dịch tương ñối thấp (Sambhara S et al., 2007). Năm 2008, FDA lại phê chuẩn một loại vaccine khác do CBER/FDA (Center for Biologics and Evaluation and Research, Food and Drug Administration) sản xuất từ chủng virus thuộc clade 2.3.4 (A/duck/Laos/3295/2006) và hiệu lực
của loại vaccine này hiện vẫn ñang ñược kiểm tra. Ngoài ra, nhiều loại vaccine khác ñang ñược thử nghiệm trên người và ñộng vật. Kết quả thử
nghiệm giai ñoạn I và II của vaccine sống giảm ñộc lực H5N2 cho thấy vắcxin dung nạp tốt và làm tăng ≥ 4 lần hiệu giá ñối với các kháng thể ñặc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 20 hiệu và có phản ứng chéo với HPAI H5N1 khi thử nghiệm trên khỉ (Rudenko L et al., 2008). Thử nghiệm giai ñoạn I của vaccine tái tổ hợp H5 clade 1 biểu hiện bằng vector baculovirus cho thấy một liều duy nhất tiêm trong cơcó khả
năng làm tăng hiệu giá kháng thể HI ≥4 lần ở 68% trường hợp thử nghiệm (Goji NA et al., 2008). Thử nghiệm giai ñoạn II với vaccine H5N1 clade 1 (clade 1 H5N1 split-virus vaccine) cũng cho thấy khi dùng lượng lớn kháng nguyên HA có thể tạo ra hiệu giá kháng thể HI ≥ 1:32 bền vững trong 6 tháng
và cũng có phản ứng chéo với kháng nguyên HA của các chủng ñang lưu
hành thuộc clade 2.2 (Nolan TM et al., 2008). Các vaccine H5N1 dự tuyển cho clade 1 như A/Vietnam/1203/04 hay A/Vietnam/1194/04, ñược sản xuất dựa trên công nghệ di truyền ngược (Webby RJ et al., 2004). Thử nghiệm giai
ñoạn 1 trên người cho thấy vaccine này cần sử dụng 2 liều (90 µg HA) ñể có
thể tạo ñược miễn dịch bảo vệ (Treanor JJ et al., 2006). Liều kháng nguyên như vậy là cao hơn nhiều so với vaccine cúm mùa và không thể ñưa vào sản xuất vaccine với khối lượng lớn. Các vaccine H5N1 dưới ñơn vị (H5N1 subunit vaccines) sử dụng nhôm phôtphat (AlPO4) làm tá dược giúp làm tăng
khả năng gây miễn dịch nhưng vẫn chưa ñạt yêu cầu ñể có thể sản xuất với khối lượng lớn. Một loại vaccine bất hoạt sử dụng tá dược là nhôm có thể tạo
ñáp ứng miễn dịch tốt hơn với 2 liều 10 µg HA khi thử nghiệm lâm sàng giai
ñoạn I (Lin J et al., 2006).
Hầu hết các nghiên cứu mặc dù ñã có những kết quả nhất ñịnh nhưng vẫn chưa tạo ñược mức hiệu giá kháng thể tương ñương với hiệu giá kháng thể ñủ ñể bảo vệ như vaccine cúm mùa (≥ 1:40). Tuy nhiên người ta cũng chưa biết rằng hiệu giá kháng thể cần ñạt mức nào thì có thể bảo vệ cơ thể
trước virus cúm gia cầm. Trong nghiên cứu sản xuất vaccine cúm A/H5N1, hiện tại chúng ta còn chưa xác ñịnh ñược chiến lược phát triển vaccine nào là phù hợp nhất, vaccine bán phần, vaccine DNA, vaccine bất hoạt hay vaccine sống giảm ñộc lực.
21
Việc sử dụng vaccine, thậm chí vaccine có hiệu lực trung bình, cũng
góp phần làm giảm bớt ảnh hưởng khi ñại dịch cúm xảy ra (Ferguson NM et al., 2006). Mặc dù vậy, kể cả khi ñã phát triển ñược loại vaccine H5N1 gây
ñáp ứng miễn dịch tốt, thì việc sản xuất vaccine cũng không ñủ ñể ñáp ứng nhu cầu của cộng ñồng khi có ñại dịch xảy ra. Khả năng sản xuất vaccine của thế giới hiện tại là 300 triệu liều vaccine tam giá (phòng cúm mùa), tương
ñương 900 triệu liều vaccine ñơn giá. Như vậy chỉ ñủ ñáp ứng cho 450 triệu người với 2 liều vaccine ñơn giá, mỗi liều 15 µg HA.
ðể giải quyết khó khăn trong sản xuất vaccine, cần phải áp dụng kỹ
thuật sản xuất vaccine bằng phương pháp nuôi cấy tế bào (Nicolson C et al., 2005) và giảm liều kháng nguyên bằng cách sử dụng các tá dược mới hoặc phương thức ñưa vaccine vào cơ thể phù hợp. Sử dụng vaccine bằng cách tiêm trong da là phương pháp tiết kiệm kháng nguyên ñã áp dụng với cúm
mùa (Belshe RB et al., 2004), tuy nhiên phương pháp này lại không phù hợp khi xảy ra ñại dịch cúm. Ngoài ra nếu nhu cầu sử dụng vaccine cúm mùa tăng lên thì khả năng sản xuất vaccine khi xảy ra ñại dịch cũng sẽ tăng theo. Hiện
tại mức ñộ sử dụng vaccine cúm mùa còn thấp, một phần là do chưa ñánh giá ñúng mức tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong do virus cúm, ñặc biệt là ở các vùng nhiệt ñới. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần ñây ñã cho thấy virus cúm ảnh hưởng ñến các vùng khí hậu nóng hay lạnh là như nhau và khuyến cáo nên tăng cường sử dụng vaccine phòng cúm mùa ñối với các ñối tượng có nguy cơ
cao (Wong CM et al., 2004).