Xét bảng 2.8 ta thấy:
Ảnh hưởng của ROA lên ROE trong năm 2011:
ROA năm 2011 đạt -6,57%, giảm 16,38% so với năm 2010.
Ảnh hưởng của tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lên ROE trong năm 2011:
Trong năm 2010, ROA của công ty đạt 9,81% . Giả sử trong năm này công ty không sử dụng nợ thì ROE đạt 9,81% nhưng trong thực tế năm 2010, ROE của công ty là 19,13%. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng nợ của công ty trong năm 2010 đã có tác động tích cực làm ROE tăng 9,32%.
Trong năm 2011, ROA của công ty đạt -6,57%. Giả sử công ty không sử dụng nợ thì ROE sẽ là -6,57% nhưng theo số liệu thì ROE năm 2011 đạt -26,37% chứng tỏ công ty sử dụng nợ không hiệu quả làm ROE giảm 19,8%.
Vậy ta biết được mức độ tác động của nợ đến ROE làm ROE giảm 29,12%, bằng phép tính -19,8% - 9,32% = -29,12%.
Từ đó cho thấy: tác động của ROA đã khiến ROE trong năm 2011 giảm 16,38% và tác động của tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu làm cho ROE giảm 29,12%. Như vậy, dưới tác động của hai nhân tố trên đã làm ROE giảm 45,5%.
52
Bảng 0.10. Chỉ tiêu ROE theo phương pháp Dupont
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ROA 9,81 (6,57) (10,91)
ROE 19,13 (26,37) (175,05)
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 94,95 301,55 1.503,87
Ảnh hưởng của ROA lên ROE - (16,38) (4,34)
Ảnh hưởng của tỷ số nợ trên VCSH lên ROE - (29,12) (144,34)
Delta ROE - (45,5) (148,68)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)
Từ bảng 2.10, ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
ROE bị ảnh hưởng bởi ROA, có thể nói ROA có xu hướng biến động và đạt mức cao nhất năm 2010 là 9,81%, điều này dẫn đến ảnh hưởng mạnh cho ROE qua các năm. Trong cả hai năm 2011 và 2012 ROA đều giảm nhưng giảm mạnh nhất là năm 2011 với mức giảm 16,38% bởi tác động của nền kinh tế khó khăn, lạm phát, lãi suất vay kinh doanh tăng,... khiến cho tốc độ tăng chi phí vượt qua tốc độ tăng doanh thu ở mức lớn nhất trong ba năm phân tích và góp phần làm khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm 45,5%, điều này có nghĩa là uy tín của doanh nghiệp cũng giảm. Trong năm 2012 tiếp tục là một thử thách với doanh nghiệp khi ROA tiếp tục giảm xuống mốc -10,91%. Đây là hệ quả của việc giảm giá dịch vụ để thu hút khách hàng, điều này khiến doanh thu bán hàng của công ty tăng so với năm 2011 nhưng giá vốn hàng bàn cũng tăng theo và trở thành nguyên nhân chính gây giảm lợi nhuận sau thuế.
ROE còn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn. Việc liên tục tăng nợ và giảm vốn chủ sở hữu đã khiến tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty tăng vọt trong hai năm 2011 và 2012 lần lượt đạt 301,55% và 1.503,87%. Nguyên nhân nợ phải trả tăng là bởi công ty đã chiếm dụng nguồn vốn tín dụng thương mại từ người bán để tài trợ cho tài sản, đồng thời giảm bớt chi phí lãi vay; trong khi đó việc liên tục lỗ trong hai năm 2011 và 2012 làm vốn chủ sở hữu giảm mạnh, đặc biệt là năm 2012. Chính vì vậy tác động làm cho ROE giảm, cụ thể như năm 2011 ROE giảm 29,12% và năm 2012 giảm 144,34%.
Tóm lại, qua phân tích Dupont trên đây có thể nhận thấy rằng sự gia tăng của việc sử dụng nợ trong công ty có tác động âm đến hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy công ty chưa tận dụng tốt nguồn vốn này và công ty chưa biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả. Vì vậy, công ty cần có những biện
53
pháp hợp lý trong việc quản lý chi phí, doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng của tài sản nhằm làm gia tăng khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt 2.3.
2.3.1. Những mặt đạt được
Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt là một doanh nghiệp trong ngành dịch vụ nên chiến lược hoạt động mà công ty tập trung vào là giảm chi phí, mở rộng thị trường, đa dạng hoá dịch vụ về số lượng lẫn chất lượng, tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh. Việc phân tích tài chính ở công ty cũng giống các doanh nghiệp khác ở Việt Nam trong tình hình hiện nay là còn theo nghĩa vụ, theo quy định của cơ quan cấp trên, những kết quả phân tích chỉ là tài liệu tham khảo cho định hướng của công ty chứ chưa mang tính quyết định. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp khác, công tác phân tích tài chính của công ty cũng đạt được một số kết quả nhất định trên các khía cạnh sau:
Về tổ chức nhân sự:
Hàng năm, nhân viên phòng Tài chính - Kế toán dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng đều thực hiện phân tích tài chính thông qua các báo cáo tài chính được lập ra trên cơ sở thu thập, xử lý chính xác kịp thời các thông tin kế toán. Từ đó tính toán, so sánh, rút ra nhận xét về các chỉ tiêu tài chính nhằm giúp các nhà quản trị nắm được các thông tin về tình hình tài chính của công ty. Đồng thời đề xuất phương án khắc phục những bất cập còn tồn tại. Mặt khác, Ban giám đốc cũng rất quan tâm đến việc phân tích tài chính, thường xuyên chỉ đạo đôn đốc phòng Tài chính - Kế toán thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình.
Nguồn thông tin:
Công tác kế toán của công ty được thực hiện rất tốt bằng đội ngũ nhân lực gồm 4 người, mỗi người phụ trách một mảng kế toán do đó các số liệu được cung cấp và lập trong báo cáo tài chính là khá chính xác, đủ độ tin cậy, có chất lượng, mang tính chuẩn hoá, khoa học, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cho công tác phân tích. Các nhân viên của phòng khi phân tích tài chính, bên cạnh nguồn thông tin của chính công ty cũng rất quan tâm đến thông tin bên ngoài về tình hình chính trị, kinh tế thế giới, chính sách, luật, chủ trương của Đảng và nhà nước mà có tác động đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty để từ đó tiến hành phân tích phục vụ cho các quyết định trong năm sắp tới.
Mô hình và Phương pháp phân tích:
Công ty sử dụng phương pháp phân tích so sánh và phân tích tỷ lệ để phân tích, từ đó đưa ra những tính toán, nhận xét, đánh giá về sự biến động của các chỉ tiêu về chiều ngang, lẫn chiều dọc, bộ phận so với tổng thể, những nguyên nhân ảnh hưởng để
54
có quyết định cho hoạt động năm tiếp theo. Bên cạnh đó, bộ phận phân tích tài chính đã có sự kết hợp linh hoạt giữa hai phương pháp trên trong phương pháp phân tích. Do đó số liệu của chỉ tiêu đang phân tích được so sánh đối chiếu qua các năm, tạo cái nhìn tổng quát nhất về chỉ tiêu đó. Ngoài ra, bộ phận phân tích còn sử dụng thêm Phương pháp phân tích tài chính DuPont vào bộ các phương pháp phân tích được sử dụng. Phương pháp này đang được sử dụng nhiều trên thế giới và việc áp dụng phương pháp này không quá phức tạp. Mặt khác, phương pháp sẽ đưa ra những kết quả, nhận xét ngắn gọn và rõ ràng về nguồn gốc làm thay đổi tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu hay tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản.
Nội dung phân tích:
Bộ phận phân tích tài chính của doanh nghiệp phân tích khá đầy đủ và giải thích cặn kẽ các nguyên nhân để có những biến động trên Bảng cân đối kết toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Các chỉ số đều được biểu diễn qua các năm để có cái nhìn tổng quát và nhận xét sơ lược tất cả các chỉ tiêu tài chính đó. Bộ phận phân tích tài chính còn so sánh những tiêu chí được đặt ra trong kế hoạch và trên thực tế thực hiện như thế nào. Tóm lại, việc phân tích như vậy đã phần nào khái quát được thực trạng tài chính của công ty giúp các đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng có những quyết định cho mình.