Cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn phản ánh tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn; thông qua cơ cấu nguồn vốn ta sẽ đánh giá được hướng tài trợ của doanh nghiệp, mức độ rủi ro của chính sách tài chính. Đồng thời nó cũng cho ta thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Thêm vào đó, thông qua sự biến đổi của các chỉ tiêu phần nguồn vốn ta sẽ thấy được tình hình huy động vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc của nhà phân tích đó là so sánh sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương tối của các chỉ tiêu phần nguồn vốn, tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng nguồn vốn; tương tự cho nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; sau đó so sánh chúng qua các năm khác nhau để thấy được cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như:
Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn
Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số
16
nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại.
Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn cho biết trong một đồng vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng nợ phải trả. Chỉ tiêu này cũng là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để xem xét khả năng tự đảm bảo và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ý nghĩa của trị số này lại ngược lại so với hệ số tài trợ, đó là: hệ số nợ so với tổng nguồn vốn càng cao thì mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu x100%
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn tự có của doanh nghiệp. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; do đó ít chịu rủi ro. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa biết sử dụng đòn bẩy kinh doanh và tranh thủ lợi ích từ hiệu quả tiết kiệm thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cụ thể với tỷ số trung bình ngành.Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Để đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp, cần liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình phân tích, cũng cần liên hệ trị số của các chỉ tiêu trên với trị số trung bình ngành hoặc với các doanh nghiệp khác tương đương để kết luận xem các trị số trên của doanh nghiệp mình đã hợp lý chưa, rồi từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.