Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt (Trang 48 - 54)

Bảng 2.3. Bảng tài trợ trong giai đoạn 2010 – 2011

Đơn vị tính: VND

TT Diễn giải Năm 2011 Năm 2012 Tạo vốn Sử dụng vốn

A Tài sản

I Tài sản ngắn hạn

1 Tiền và các khoản

tương đương tiền 1.764.039.414 3.165.255.902 1.401.216.488 2 Phải thu khách

hàng 889.038.588 1.510.028.560 620.989.972

3 Thuế GTGT được

khấu trừ 11.697.251 10.308.766 1.388.485

4 Thuế và các khoản

phải thu Nhà nước 1.500.000 1.500.000 0

II Tài sản dài hạn 1 Tài sản cố định 509.451.480 30.874.997 478.576.483 2 Tài sản dài hạn khác 30.480.329 21.858.297 8.622.032 B Nguồn vốn I Nợ phải trả 1 Phải trả người bán 1.992.872.743 3.723.329.824 1.730.457.081 2 Người mua trả tiền

trước 0 307.320.680 307.320.680 3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 234.880.689 233.651.349 1.229.340 4 Vay và nợ dài hạn 180.000.000 180.000.000 0 II Nguồn vốn chủ sở hữu

1 Vốn đầu tư của chủ

sở hữu 1.000.000.000 1.000.000.000 0

2 Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối (201.546.370) (704.475.331) 502.928.961

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)

Ta có: Tổng Tạo vốn = Tổng Sử dụng vốn = 2.526.364.761 VND

Phân tích bảng tài trợ là một trong những công việc nên được thực hiện đầu tiên trong nội dung công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt bởi thông qua bảng tài trợ, nhà quản trị sẽ biết trong một kỳ kinh doanh, nguồn tạo vốn tăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn như thế nào, những chỉ tiêu nào là chủ yếu gây ảnh hưởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp, tỷ trọng của những yếu tố đó trên tổng Tạo vốn hay Sử dụng vốn là bao

37

nhiêu. Sau khi đã có cái nhìn tổng quát về các dòng tiền, công việc phân tích các báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Cụ thể nội dung phân tích như sau:

Tạo vốn: 2.526.364.761 VND

Về phía tạo vốn, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khoản mục Phải trả người bán: 1.730.457.081 VND, chiếm tới 68,50% Tổng Tạo vốn. Đây là nguồn tạo vốn có tính ổn định thấp. Ưu điểm là có thể không phát sinh chi phí hoặc chi phí sử dụng sẽ không quá cao. Tuy nhiên để sử dụng nguồn vốn này doanh nghiệp phải đối mặt với việc thanh toán đúng hạn. Tiếp theo là Tài sản cố định: 478.576.483 VND, tức là chiếm 18,94% trong Tổng Tạo vốn. Nguồn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng tạo vốn nhưng lại có tính ổn định cao. Tuy nhiên hàng năm đều phải mất chi phí sử dụng cố định là giá trị hao mòn. Trong hoạt động kinh doanh luôn phát sinh các khoản mua bán chịu. Khi khoản mục này phát sinh, doanh nghiệp đã chiếm dụng được vốn từ khách hàng. Trong trường hợp này, Người mua trả tiền trước: 307.320.680 VND, tức là chiếm 12,16% Tổng Tạo vốn. Nguồn tạo vốn này có được là do khách hàng trả tiền trước cho các dịch vụ của công ty, khi đến ngày đã hẹn công ty sẽ thực hiện các dịch vụ này cho khách hàng. Đây là nguồn vốn tuyệt vời cho công ty bởi tiền luôn được thanh toán trước khi thực hiện dịch vụ và không phát sinh lãi, tuy nhiên nguồn này lại không ổn định, phụ thuộc vào lượng khách hàng sử dụng dịch vụ và loại hình dịch vụ mà khách hàng lựa chọn sử dụng. Ngoài các khoản mục đã kể trên thì còn có các khoản mục khác chiếm tỉ trọng nhỏ đóng góp vào Tổng Tạo vốn là: Thuế GTGT được khấu trừ và Tài sản dài hạn khác.

Sử dụng vốn: 2.526.364.761 VND

Về phía sử dụng vốn, chiếm tỉ trọng lớn nhất là Tiền và các khoản tương đương tiền: 1.401.216.488 VND, chiếm tới 55,46% Tổng Sử dụng vốn. Như đã phân tích ở trên, do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh dịch vụ nên doanh nghiệp luôn cần tích trữ lượng tiền lớn để giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên điều này cũng dẫn tới việc phát sinh chi phí dự trữ tiền. Do đó doanh nghiệp cần cân đối khoản mục này sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Chiếm tỉ trọng lớn tiếp theo trong Tổng Sử dụng vốn là khoản mục Phải thu khách hàng: 620.989.972 VND, tương ứng 24,58% trên Tổng Sử dụng vốn. Nguồn này có được là do doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng. Đây là nguồn có tính chất ổn định bởi khoản nợ thương mại này là ngắn hạn nên khả năng thu hồi lại được toàn bộ số tiền cao. Tiếp theo phải kể đến Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 502.928.961 VND, chiếm 19,91%. Xét về mặt bản chất, nguồn này rất ổn định do là tài sản của công ty. Mặc dù vậy, trong 2 năm 2011 và 2012, công ty liên tục thua lỗ do đó tính ổn định của khoản mục này kém hơn các khoản mục khác bởi còn phụ

38

thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc đầu tư cho các khoản mục đã nêu trên, doanh nghiệp còn phải chi trả Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Tuy nhiên, khoản mục này chiếm tỷ trọng không đáng kể do hai năm gần đây công ty làm ăn thua lỗ.

2.2.3. Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh

Biểu đồ 2.5. Tình hình Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận sau thuế

Đơn vị tính: Triệu VND (Nguồn: Bảng 2.4) -1,000 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2010 2011 2012

39

Bảng 2.4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: VND

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10-11 Chênh lệch 11-12

Giá trị % Giá trị %

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.251.570.694 3.835.125.311 5.019.599.958 (416.445.383) (9,80) 1.184.474.647 30,88

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 - 0 -

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.251.570.694 3.835.125.311 5.019.599.958 (416.445.383) (9,80) 1.184.474.647 30,88 4 Giá vốn hàng bán 2.583.106.181 2.471.604.163 4.513.607.053 (111.502.018) (4,32) 2.042.002.890 82,62

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.668.464.513 1.363.521.148 505.992.905 (304.943.365) (18,28) -857.528.243 (62,89)

6 Doanh thu hoạt động tài chính 755.892 864.092 3.138.704 108.200 14,31 2.274.612 263,24

7 Chi phí tài chính 11.700.000 13.500.000 14.512.500 1.800.000 15,38 1.012.500 7,50

- Trong đó chi phí lãi vay 11.700.000 13.500.000 14.512.500 1.800.000 15,38 1.012.500 7,50 8 Chi phí quản lý kinh doanh 1.466.701.726 1.561.398.039 1.011.930.770 94.696.313 6,46 (549.467.269) (35,19)

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 190.818.679 (210.512.799) (517.311.661) (401.331.478) (210,32) (306.798.862) 145,74

10 Thu nhập khác 0 0 0 0 - 0 -

11 Chi phí khác 300.000 0 0 -300.000 (100,00) 0 -

12 Lợi nhuận khác -300.000 0 0 300.000 (100,00) 0 -

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 190.518.679 (210.512.799) (517.311.661) (401.031.478) (210,49) (306.798.862) 145,74

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 0 - 0 -

40

Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh và biểu đồ 2.1, ta có thể đưa ra những đánh giá, phân tích và nhận xét như sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động liên tục qua các năm. Năm

2011 giảm 416.445.383 VND, tương đương giảm 9,80% so với năm 2010. Sự sụt giảm về doanh thu trong năm 2011 là do tình hình kinh tế chuyển biến xấu, doanh nghiệp nhận được ít các đơn đặt hàng sử dụng dịch vụ hơn 2010. Sang đến năm 2012, tuy tình hình kinh tế chưa khởi sắc nhưng do các gói dịch vụ doanh nghiệp mới tung ra để thu hút khách hàng (dịch vụ điện hoa, chuyển phát hỏa tốc trong 2 giờ, chuyển phát hồ sơ,...) nên doanh thu tăng 1.184.474.647VND, tương ứng tăng 30,88% so với năm 2011.

Giá vốn hàng bán của công ty Vietsun không phải là nguyên vật liệu như các

công ty sản xuất, cũng không phải là hàng hóa như các công ty thương mại khác mà là chi phí vận chuyển và tiền công của nhân viên chuyển phát. Trong ba năm phân tích, Giá vốn hàng bán có sự biến động tương tự với chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sự biến động này của giá vốn hàng bán là hoàn toàn phù hợp với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Năm 2011 thấp hơn 111.502.018 VND, tức giảm 4,32% so với năm 2010. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán trong năm 2012 tăng 1.772.002.890VND, tương ứng 64,63% so với năm 2011. Như đã phân tích ở trên, sự tăng đột biến của Giá vốn hàng bán trong năm 2012 là do các gói dịch vụ mới của doanh nghiệp tạo nên sức hút với người tiêu dùng. Điều này cũng chứng tỏ việc đa dạng hóa của doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả.

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty trong cả ba năm từ 2010 đến 2012

đều đến từ lãi tiền gửi ngân hàng và cổ tức từ cổ phiếu của công ty My Lan mà công ty được chia. Trên thực tế, công ty đã tạo điều kiện nới hạn thanh toán cho các khách hàng quen, tuy nhiên một số khách hàng lại quên hoặc chưa có tiền trả nên mới phát sinh khoản lãi bán hàng trả chậm này. Trong năm 2011, tiền gửi ngân hàng của công ty giảm từ 216.633.145 VND xuống còn 21.300.687 VND nhưng doanh thu hoạt động tài chính vẫn tăng 108.200 VND, tương đương 14,31% so với năm 2010 chính là vì lãi bán hàng trả chậm. Còn trong năm 2012, số tiền gửi ngân hàng của công ty đã tăng lên tới 96.692.781 VND chính là nguyên nhân dẫn tới sự tăng đột biến của doanh thu hoạt động tài chính, cụ thể là tăng 2.274.612 VND, tương đương tăng 263,24% so với năm 2011. Nhìn vào giá trị của chỉ tiêu này mỗi năm ta có thể thấy một điều rõ ràng rằng công ty chỉ chuyên chú vào lĩnh vực hoạt động của mình, ít đầu tư vào các hoạt động tài chính khác (đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán, góp vốn đầu tư,...). Điều này không phải là xấu bởi nhiệm vụ trọng tâm của mỗi doanh nghiệp là phải điều hành, xử lý tốt những phát sinh trong doanh nghiệp mình, sau đó mới tính tới các hoạt động

41

khác. Tuy nhiên điều này cũng chứng tỏ vốn của công ty ít. Đây cũng là đặc điểm chung của các công ty chuyên về dịch vụ bởi việc quay vòng vốn nhanh, không mất nhiều thời gian hoàn vốn nên hoạt động của công ty sẽ không bị gián đoạn.

Chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều xuất phát từ chi phí lãi vay.

Trong năm 2010, công ty vay ngân hàng VIDB một khoản tiền là 180.000.000 VND để mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty vay theo dạng nợ ngắn hạn với hy vọng trong hai quý đầu năm 2011 công ty sẽ làm ăn có lãi nhờ mở rộng thị trường hoạt động và có thể thanh toán cho ngân hàng khoản vay này. Tuy nhiên, tình hình kinh tế chuyển biến xấu đã khiến cho công ty không thực hiện được điều này. Việc làm ăn thua lỗ đã khiến công ty không đủ tiền chi trả cho khoản vay trên, do vậy công ty đã phải chuyển khoản nợ này thành nợ dài hạn trong năm 2011. Chính vì lẽ đó mà chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên tục tăng trong cả ba năm phân tích từ 11.700.000 VND năm 2010 lên 13.500.000 VND năm 2011 và tiếp tục tăng lên tới 14.512.500 VND trong năm 2012.

Trong hai năm 2010 và 2011, Chi phí quản lý kinh doanh không có nhiều thay đổi. Năm 2010 là 1.466.701.726 VND và năm 2011 là 1.561.398.039 VND. Tuy nhiên trong năm 2012, chi phí này đột ngột giảm xuống còn 1.011.930.770 VND là do công ty đã quyết định cắt giảm nhân viên, do đó chi phí nhân công, bảo hiểm, công đoàn giảm đáng kể. Đây là một quyết định cần thiết bởi năm 2011 công ty đã phải chịu lỗ khá nặng.

Hàng năm doanh nghiệp thường không phát sinh Chi phí khác. Tuy nhiên, trong năm 2010, khoản mục này là 300.000 VND. Phát sinh này là do doanh nghiệp bị truy thu số thuế nộp thiếu trong năm 2009.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tại Vietsun đều giảm qua cả ba năm phân tích. Năm 2011 giảm 401.031.478 VND, tương đương giảm 210,49% so với năm 2010. Điều này là do mức giảm của giá vốn không tương xứng với mức giảm của doanh thu. Trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 giảm 16,78% thì chi phí giá vốn lại chỉ giảm có 4,32%. Mức chêch lệch lớn này đã trực tiếp khiến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm tới 36,08%. Doanh thu giảm trong khi chi phí lại tăng cao, mà ở đây là chi phí quản lý kinh doanh đã khiến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm mạnh. Năm 2012 lại chứng kiến sự tăng trưởng trở lại của chỉ tiêu doanh thu với mức tăng 41,87%, tuy nhiên mức tăng của giá vốn vẫn không tương xứng khi tăng tới 64,63%. Chính bởi lý do này mà chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2012 thậm chí còn kém hơn năm 2011, chỉ đạt 505.992.905 VND. Và cũng chính bởi lẽ đó mà khi chi phí quản lý kinh doanh

42

năm 2012 đã được cắt giảm đáng kể nhưng vẫn không thể khiến lợi nhuận trước thuế của công ty có sự cải thiện.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty trong cả ba năm qua đều không có sự thay đổi so với tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của từng năm đó. Cụ thể trong năm 2010, mặc dù công ty làm ăn có lãi nhưng không phải nộp thuế là bởi khoản lỗ được kết chuyển từ năm 2009. Còn trong hai năm 2011 và 2012 công ty làm ăn thua lỗ nên không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kết luận: Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt (Trang 48 - 54)