Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt (Trang 39 - 79)

2.2.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn 2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản 2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt)

Từ biểu đồ 2.1, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Tài sản ngắn hạn: Trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ

trọng chủ yếu và trung bình trong 3 năm từ 2010 đến 2012 là 92,01%. Tỷ trọng này phù hợp với ngành dịch vụ. Tuy nhiên, khoản phải thu khách hàng và tiền gửi ngân hàng tương đối nhỏ trong khi tiền mặt lại quá lớn chứng tỏ công ty hoạt động chưa hiệu quả.

Tài sản dài hạn: Cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ

khác, tài sản dài hạn của công ty chỉ chiếm một con số tương đối nhỏ so với tài sản ngắn hạn. Trên thực tế, Công ty có quy mô nhỏ, vốn ít nên không đầu tư vào bất động sản và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

Sau đây là các số liệu cho thấy sự biến động về tài sản trong ba năm từ 2010 đến 2012 của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt:

93.99 % 6.01 % 2010 96.13 % 3.87 % 2011 98,89 % 1,11 % 2012 Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

28

Bảng 2.1. Tài sản ngắn hạn và dài hạn

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10-11 Chênh lệch 10-11

Giá trị % Giá trị %

A.Tài sản ngắn hạn 1.824.650.374 2.666.275.253 4.687.093.228 841.624.879 46,13 2.020.817.975 75,79

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.231.570.032 1.764.039.414 3.165.255.902 532.469.382 43,24 1.401.216.488 79,43

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 - 0 -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 591.580.342 889.038.588 1.510.028.560 297.458.246 50,28 620.989.972 69,85 1. Phải thu của khách hàng 591.580.342 889.038.588 1.510.028.560 297.458.246 50,28 620.989.972 69,85

IV. Hàng tồn kho 0 0 0 0 - 0 -

V. Tài sản ngắn hạn khác 1.500.000 13.197.251 11.808.766 11.697.251 779,82 (1.388.485) (10,52)

1. Thuế GTGT được khấu trừ 0 11.697.251 10.308.766 11.697.251 - (1.388.485) (11,87)

2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 1.500.000 1.500.000 1.500.000 0 0,00 0 0,00

B.Tài sản dài hạn 116.668.781 539.931.809 52.733.294 423.263.028 362,79 (487.198.515) (90,23)

I. Tài sản cố định 99.141.511 509.451.480 30.874.997 410.309.969 413,86 (478.576.483) (93,94)

1. Nguyên giá 249.549.995 342.290.450 342.290.450 92.740.455 37,16 0 0,00

2. Giá trị hao mòn lũy kế (150.408.484) (248.788.750) (311.415.453) (98.380.266) 65,41 (62.626.703) 25,17

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 415.949.780 0 415.949.780 - (415.949.780) (100,00)

II. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 - 0 -

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 0 - 0 -

IV. Tài sản dài hạn khác 17.527.270 30.480.329 21.858.297 12.953.059 73,90 (8.622.032) (28,29)

29

Từ bảng 2.1 có thể đưa ra một số nhận xét về các chỉ tiêu nằm trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn như sau:

Tài sản ngắn hạn:

Tiền và các tài khoản tương đương tiền: Năm 2012 là 3.165.255.902 VND, tăng 1.401.216.488 VND, tương đương tăng 79,43% VND so với năm 2011. Khoản mục này có sự tăng đột biến như vậy một phần là do doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả để tiền mặt ứ đọng, một phần là doanh nghiệp đang có kế hoạch tập trung tiền để đầu tư mua sắm thêm thiết bị văn phòng cho hai văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, lượng tiền mặt lớn cũng khiến cho tính thanh khoản tăng cao, giúp doanh nghiệp sẵn sàng với các rủi ro tài chính có thể xảy đến. Tuy nhiên, điều này lại khiến doanh nghiệp mất đi các cơ hội đầu tư.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Trong Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời

Việt, các khoản phải thu ngắn hạn đều đến từ tài khoản phải thu khách hàng. Do tính chất hoạt động của một công ty chuyển phát nhanh nên phương thức thanh toán được áp dụng cho cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức cũng khác nhau. Phương thức thanh toán cho cá nhân thường là trả ngay khi nhận được hàng, còn các doanh nghiệp, tổ chức thường là trả chậm qua tài khoản ngân hàng. Bắt đầu từ năm 2010, khi Công ty mới mở rộng phạm vi hoạt động bằng việc đặt một văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng khách hàng biết đến và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng tăng cao, do đó trong ba năm liên tiếp khoản phải thu khách hàng liên tục tăng: Năm 2010 là 591.580.342 VND, năm 2011 là 889.038.588 VND và năm 2012 là 1.510.028.560 VND. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải xem xét đến các điều kiện trong phương thức trả chậm để thu hồi vốn được kịp thời, tránh bị chiếm dụng vốn bằng cách xây dựng và vận dụng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý, linh hoạt.

Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty được cấu thành từ

hai chỉ tiêu là Thuế GTGT được khấu trừThuế và các khoản khác phải thu Nhà nước. Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, do đó phát sinh chỉ tiêu thuế GTGT được khấu trừ. Trong quá trình hoạt động, công ty phải thanh toán cước vận tải hàng không. Đây là dịch vụ được dùng chứng từ đặc thù để ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT nên doanh nghiệp được căn cứ vào giá dịch vụ mua vào đã có thuế GTGT để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (tại điểm b, khoản 1.2, Mục I, Phần III Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính). Tuy nhiên, công ty mới chỉ thay đổi dựa trên thông tư này bắt đầu từ năm 2011, còn trước đó công ty ghi nhận hết các chi phí này vào khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp nên không ghi nhận khoản mục thuế GTGT được khấu trừ trong các năm từ 2007 đến 2010. Chính vì lẽ đó mà số thuế thu nhập doanh

30

nghiệp công ty phải nộp từ năm 2007 đến hết năm 2010 trên thực tế nhỏ hơn số thuế đã nộp. Do vậy, trong ba năm phân tích xuất hiện chỉ tiêu Thuế và các khoản phải thu Nhà nước với giá trị 1.500.000 VND chính là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp công ty nộp dư được nhà nước trả lại. Việc thay đổi trong công tác ghi nhận thuế đã tác động tới khoản mục tài sản ngắn hạn khác khi tăng tới 779,82% trong năm 2011. Tiếp nối năm 2011, năm 2012 công ty tiếp tục hoạt động một cách khó khăn, khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh qua đường hàng không giảm đã tác động tới chỉ tiêu thuế GTGT được khấu trừ khiến chỉ tiêu này giảm 1.388.485 VND, tương đương giảm 11,87%. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới tài sản ngắn hạn khác khi ghi nhận mức giảm 10,52% trong năm 2012.

Tài sản dài hạn:

Tài sản cố định: Trong cả 3 năm đang xét, Tài sản cố định của Công ty đều chiếm tỷ trọng chủ yếu trong Tài sản dài hạn. Giá trị của chỉ tiêu này đều nằm ở các đồ dùng văn phòng của công ty. Do trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh mới được mở vào năm 2010 nên còn thiếu nhiều thiết bị văn phòng nên trong năm 2011, Công ty đã mua sắm thêm thiết bị văn phòng cho trụ này với giá trị 92.740.455 VND nhằm phục vụ khách hàng kịp thời và hiệu quả hơn. Cũng trong năm 2011, công ty phát sinh Chi phí xây dựng cơ bản dở dang với giá trị 415.949.780 VND. Đây là khoản sửa sang văn phòng cho cả hai trụ sở nhằm cải thiện môi trường làm việc cho công nhân viên của công ty.

Tài sản dài hạn khác: Trong năm 2010, Công ty mua cổ phiếu của Công ty Cổ

phần My Lan chuyên sản xuất giấy ăn với số tiền là 17.527.270 VND. Công ty này mới thành lập từ năm 2005 năm nhưng đã phát triển khá vững chắc khi sở hữu lượng khách hàng quen thuộc khá đông đảo là các quán ăn tại Hà Nội. Do vậy, trong năm 2011, Vietsun quyết định đầu tư thêm vào cổ phiếu công ty này số tiền là 12.953.059 VND. Trong năm 2012 do làm ăn thua lỗ nên Vietsun đã bán bớt số cổ phiếu của công ty My Lan khiến khoản mục tài sản dài hạn khác giảm 8.622.032 VND, tương đương giảm 28,29%.

31

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt)

Tỷ trọng giữa chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả của công ty trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 đã có sự thay đổi lớn. Từ biểu đổ 2.2 có thể nhận thấy trong năm 2010, công ty cân bằng giữa hai chỉ tiêu này, Vốn chủ sở hữu chiếm 51,29% tổng nguồn vốn cho thấy công ty khá thận trọng trong chính sách sử dụng vốn. Chính sách này đảm bảo công ty luôn ở trạng thái an toàn do nguồn vốn bên ngoài chiếm chưa tới một nửa, vì vậy rủi ro tài chính thấp. Tuy nhiên điều này cũng là con dao hai lưỡi khi ít sử dụng đòn bẩy tài chính có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Trong hai năm tiếp theo là 2011 và 2012, công ty lại thay đổi phương thức kinh doanh khi mạnh dạn hơn trong việc sử dụng ngày càng nhiều nguồn vốn từ bên ngoài. Việc tận dụng đòn bẩy tài chính là việc thường thấy trong kinh doanh. Tuy vậy điều đáng quan tâm là năm 2012, Nợ phải trả của công ty đột ngột tăng 84,58% so với năm 2010 trong khi Vốn chủ sở hữu lại chiếm con số quá nhỏ, chỉ đạt 6,23% so với tổng nguồn vốn. Điểu này rất nguy hiểm khi công ty phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài, dễ dẫn tới việc mất kiểm soát khi gặp rủi ro tài chính. Xét về ngành nghề kinh doanh và quy mô của công ty có thể thấy rằng trong ba năm phân tích thì tỷ trọng Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả năm 2011 là phù hợp nhất với tình hình kinh tế hiện nay.

Sau đây là bảng mô tả sự biến động về nguồn vốn của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt trong ba năm từ 2010 đến 2012:

48.71 % 51.29 % 2010 75.10 % 24.90 % 2011 93,77 % 6,23 % 2012 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

32

Bảng 2.2. Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10-11 Chênh lệch 11-12

Giá trị % Giá trị %

A. Nợ phải trả 945.535.926 2.407.753.432 4.444.301.853 1.462.217.506 154,64 2.036.548.421 84,58

I. Nợ ngắn hạn 945.535.926 2.227.753.432 4.264.301.853 1.282.217.506 135,61 2.036.548.421 91,42

1. Vay ngắn hạn 180.000.000 0 0 (180.000.000) (100,00) 0 -

2. Phải trả cho người bán 581.555.011 1.992.872.743 3.723.329.824 1.411.317.732 242,68 1.730.457.081 86,83

3. Ngưởi mua trả tiền trước 0 0 307.320.680 0 - 307.320.680 -

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 183.980.915 234.880.689 233.651.349 50.899.774 27,67 (1.229.340) (0,52)

II. Nợ dài hạn 0 180.000.000 180.000.000 180.000.000 - 0 0,00

1. Vay và nợ dài hạn 0 180.000.000 180.000.000 180.000.000 - 0 0,00

B. Vốn chủ sở hữu 995.783.229 798.453.630 295.524.669 (197.329.599) (19,82) (502.928.961) (62,99)

I. Vốn chủ sở hữu 995.783.229 798.453.630 295.524.669 (197.329.599) (19,82) (502.928.961) (62,99)

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000 0 0,00 0 0,00

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (4.216.771) (201.546.370) (704.475.331) (197.329.599) 4.679,64 (502.928.961) 249,54

II. Quỹ khen thưởng phúc lợi 0 0 0 0 - 0 -

33

Nợ phải trả:

Từ bảng 2.2 có thể thấy rằng trong cơ cấu Nợ phải trả của công ty thì công ty chủ yếu sử dụng nguồn Nợ ngắn hạn và nguồn này thậm chí chiếm tỷ trọng lên tới 100% trong khoản Nợ phải trả năm 2010.

Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn của Vietsun trong ba năm phân tích được cấu thành

từ bốn khoản mục là Vay ngắn hạn, Phải trả cho người bán, Người mua trả tiền trước

Thuế và các khoản mục phải nộp Nhà nước.

Vay ngắn hạn: Năm 2010, công ty có một khoản nợ ngắn hạn có giá trị là 180.000.000 vay để đầu tư vào văn phòng mới mở tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đến hạn thanh toán nhưng công ty chưa có khả năng chi trả nên đã quyết định chuyển khoản vay này thành vay dài hạn. Đây là lý do trong năm 2011 và 2012 công ty không còn khoản vay ngắn hạn nhưng lại xuất hiện khoản vay dài hạn có giá trị bằng với khoản vay ngắn hạn của năm 2010.

Phải trả cho người bán: là một nguồn vốn tín dụng thương mại và công ty chủ

yếu sử dụng nguồn này để tài trợ cho tài sản. Trong năm 2011, nguồn vốn tín dụng thương mại này có sự tăng đột biến 242,68% so với năm 2010 và giảm tới 84,58% vào năm 2012. Với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại lớn, công ty không phải trả chi phí lãi vay vì vậy giảm bớt gánh nặng về chi phí lãi vay. Hơn nữa việc sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại còn tạo mối quan hệ giữa công ty và người bán. Mặt khác, đáp ứng được nhu cầu vốn tạm thời cho công ty. Hơn nữa, nguồn vốn tín dụng có mức độ linh hoạt cao nên công ty dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp hơn so với các nguồn vốn vay khác. Mặc dù vây, nguồn vốn tín dụng lại có thời gian đáo hạn ngắn nên công ty phải chịu áp lực về thanh toán rất lớn và rủi ro mất khả năng thanh toán cao.

Người mua trả tiền trước: Khoản mục này chủ yếu đến từ khách hàng cá nhân

của công ty. Từ năm 2012, công ty có phát triển thêm dịch vụ điện hoa và dịch vụ này yêu cầu khách hàng phải trả tiền trước bởi người tặng và người nhận thông thường không phải một người nên không thể thực hiện thanh toán trả sau. Do vậy trong năm 2012 xuất hiện khoản mục này với giá trị đạt 307.320.680 VND. Đây có vẻ là một con số rất khả quan trong tình trạng khó khăn như hiện nay và đặc biệt tăng mạnh trong những ngày lễ như Valentine 14/2, Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Giáng sinh 24-25/12,... Điều này đã chứng tỏ bước đi của công ty là đúng đắn và dịch vụ mới này rất có tương lai.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Khoản mục này được cấu thành từ thuế

GTGT mà công ty phải nộp Nhà nước bởi những sản phẩm, dịch vụ mà công ty sử dụng. Trên thực tế số thuế mà công ty phải nộp trong cả ba năm phân tích là thuế nhà

34 TSDH, 6% Vốn DH, 51% TSNH, 94% Vốn NH, 49% 0% 20% 40% 60% 80% 100% TSDH, 17% Vốn DH, 31% TSNH, 83% Vốn NH, 69% TSDH 1% Vốn DH, 10% TSNH 99% Vốn NH, 90% đất. Năm 2010 công ty làm ăn có lãi nên phải nộp thêm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong năm 2011 và 2012, công ty làm ăn thu lỗ nhưng số thuế mà công ty phải nộp 2011 lại tăng 27,67% so với năm 2010 và giảm nhẹ 0,52% trong năm 2012 là vì công ty đã mua phần mềm kế toán ERP và một số phần mềm khác nhằm xây dựng trang web đặt hàng online trên trang web công ty. Ví dụ khách hàng có thể truy cập và đặt dịch vụ điện hoa trước ngày cần tặng. Khi sử dụng dịch vụ này khách hàng cần nhập một số thông tin như họ tên, số điện thoại, địa chỉ tặng hoa, ngày tặng hoa,...

Nợ dài hạn: Như đã phân tích trong mục Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn của công ty

xuất hiện trong năm 2011 và 2012 là do chưa thanh toán kịp khoản vay ngắn hạn trong năm 2010 nên công ty chuyển khoản vay này thành Vay và nợ dài hạn.

Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu của trong ba năm gần đây của công ty đều là con số dương là bởi công ty đều đặn tăng vốn mỗi năm 1.000.000.000 VND. Nếu không có khoản Vốn đầu tư của chủ sở hữu thì công ty không thể duy trì hoạt động kinh doanh bởi tình trạng thua lỗ hiện nay. Sự biến đổi qua ba năm của khoản mục Vốn chủ sở hữu là do Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Khoản mục này liên tục âm và giảm qua cả ba năm phân tích. Trong năm 2010 mặc dù công ty làm ăn có lãi nhưng chỉ tiêu này vẫn ở

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt (Trang 39 - 79)