cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mục tiêu phân tích là xác định mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình của ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
19
Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh có thể tính toán được Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Bảng 1.2. Tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế
Tổng doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Thu nhập khác
Tổng chi phí
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí khác
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Từ các số liệu vừa tính toán được, ta đưa ra những nhận xét về sự thay đổi của các chỉ tiêu này trong doanh nghiệp những năm qua và so sánh sự thay đổi đó qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Khi đó, ta có thể biết được sự tác động của các chỉ tiêu và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận phân tích về mặt định lượng. Đồng thời, công việc so sánh tốc độ tăng giảm của các chỉ tiêu trên giúp nhà phân tích biết được mức tiết kiệm của các khoản chi phí, sự tăng giảm của các khoản doanh thu để từ đó đưa ra các chính sách nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc phân tích còn xác định các nhân tố định tính để thấy được các nguyên nhân khách quan và chủ quan tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích rất chú tâm tới một số chỉ tiêu tài chính trung gian bởi qua đó không chỉ biết được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để tính toán, xác lập nhiều hệ số, tỉ lệ có ý nghĩa quan trọng khác, ví dụ như:
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là kết quả của doanh thu thuần
trừ đi giá vốn hàng bán. Đây là chỉ tiêu trung gian rất có ý nghĩa bởi vì đó là khoản tiền dùng để chi trả tất cả các chi phí (trừ giá vốn hàng bán). Chỉ số này phản ánh khả năng sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh thu thuần cao và giá vốn hàng bán thấp thì lợi nhuận gộp sẽ rất lớn. Khoản mục này cùng với doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác sẽ được dùng để trang trải cho các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
20
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (EBIT) là chỉ số được sử dụng để tính
toán các chỉ số trong tài chính. Nếu EBIT dương chứng tỏ mức thu nhập doanh nghiệp có được đủ sức chi trả cho các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu chỉ số EBIT âm chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả, các khoản thu được không đủ để bù đắp cho các khoản chi phí phải bỏ ra.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (EAT) là kết quả của lợi nhuận trước
thuế trừ đi thuế phải nộp cho nhà nước. Đây là chỉ tiêu được sử dụng rất nhiều để tính toán các tỉ số tài chính như: tỉ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) hay tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE). Khi chỉ tiêu EAT dương chứng tỏ tổng các khoản doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp đủ sức chi trả cho chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, suy ra doanh nghiệp đang làm ăn có lãi và có hiệu quả. EAT sẽ dùng để trích lập các quỹ và chia cổ tức cho cổ đông.