Khả năng thanh toán tức thời

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt (Trang 55 - 79)

Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp năm 2010 là 1,30 lần, hai năm tiếp theo chỉ số này liên tục giảm xuống còn 0,79 lần năm 2011 và 0,74 lần năm 2012. Chỉ số này chứng tỏ khả năng đáp ứng những khoản nợ khi đến hạn của công ty bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Mặc dù lượng tiền mặt đã tăng lên nhưng tốc độ

1.93 1.38 1.10 1.93 1.20 1.10 1.30 0.79 0.74 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 2010 2011 2012 Lần 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 2. Khả năng thanh toán nhanh 3. Khả năng thanh toán tức thời

44

tăng của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán tức thời đã giảm mạnh.

2.2.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản 2.2.5.1. Khả năng quản lý khoản phải thu 2.2.5.1. Khả năng quản lý khoản phải thu

Bảng 2.6. Khả năng quản lý khoản phải thu của Công ty Cổ phần Thương Mại Mặt Trời Việt trong giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10-11 Chênh lệch 11-12 1. Vòng quay khoản phải thu (vòng) 7,19 3,98 3,32 (2,87) (0,99) 2. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 50,79 91,71 109,80 33,82 25,19

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)

Trong năm 2011, số vòng quay các khoản phải thu khách hàng đạt 3,98 vòng, giảm 2,87 vòng so với năm 2010. Điều này đã khiến cho kỳ thu tiền bình quân tăng mạnh lên tới 91,71 ngày, tăng 33,82 ngày so với năm 2010. Năm 2012 lại tiếp tục ghi nhận sự tụt giảm nhẹ của số vòng quay khoản phải thu xuống còn 3,32 vòng và cùng với đó là sự tăng lên của kỳ thu tiền bình quân, đạt 109,80 ngày. Vòng quay khoản phải thu khách hàng liên tục giảm trong hai năm 2011 và 2012 là do tốc độ tăng trung bình của khoản Phải thu khách hàng bình quân là 60,07% lớn hơn tốc độ tăng trung bình của Doanh thu thuần là 10,54%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự gia tăng khoản phải thu khi mà dịch vụ được sử dụng nhiều hơn nhưng công ty lại chưa có chính sách tín dụng hợp lý, quản lý công tác thu hồi nợ chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều và làm gia tăng các khoản nợ đến hạn, quá hạn. Đây là một xu hướng không tốt. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đẩy mạnh sử dụng dịch vụ là tốt nhưng song song với đó cần phải xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng.

45

2.2.5.2. Hiệu suất sử dụng tài sản

Bảng 2.7. Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty

Cổ phần Thương Mại Mặt Trời Việt trong giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10-11 Chênh lệch 11-12 TB ngành năm 2012 1. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2,19 1,20 1,06 (0,99) (0,14) 0,53 2. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn 2,33 1,44 1,07 (0,89) (0,37) 1,69 3. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn 36,44 7,10 95,19 (29,34) 88,09 1,82

(Nguồn: vndirect.com, Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)

Biểu đồ 2.7. Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2012

(Nguồn: Bảng 2.7)

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Nhìn vào biểu đồ 2.6 có thể thấy được hiệu suất sử dụng tổng tài sản đang có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo. Bên cạnh đó thì chỉ tiêu Doanh thu thuần có xu hướng biến động tăng qua các năm trong khi chỉ tiêu Tổng tài sản lại không ổn định. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Cụ thể là:

2.19 2.33 1.20 1.24 1.06 1.07 36.44 30.93 95.19 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 2010 2011 2012 Lần

1. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn 3. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

46

Năm 2010 được ghi nhận là một năm hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp khi hiệu suất sử dụng tài sản đạt 2,19 lần, tức là một đồng tài sản được đầu tư sẽ thu về được 2,19 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân là trong năm 2010, công ty đã mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh mở rộng địa bàn hoạt động khiến cho doanh thu tăng.

Ngược lại với những dấu hiệu tích cực của năm 2010, năm 2011 lại cho thấy sự biến đổi có xu hướng tiêu cực. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, nhiều công ty phá sản khiến cho nhóm khách hàng doanh nghiệp của công ty giảm, các công ty hoạt động cùng ngành đều tranh thủ tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ khiến cho công ty non trẻ chưa có chỗ đứng vững chắc trong thị trường như Vietsun phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Do đó, hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm mạnh xuống mốc 1,20 lần, tức là một đồng tài sản được đầu tư chỉ thu về được 1,20 đồng doanh thu thuần.

Sang đến năm 2012, nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục do đó trong năm này, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản của công ty tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 1,06 lần. Tuy vậy, trong năm 2012 chỉ tiêu này vẫn lớn gấp đôi số liệu trung bình ngành. Điều này cho thấy rằng mặc dù vẫn trong tình trạng làm ăn thua lỗ nhưng công ty đã tận dụng tốt tài sản trong quá trình hoạt động.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn:

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có xu hướng giống hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tức là đều có xu hướng giảm dần qua ba năm: Từ 2,33 lần năm 2010 giảm mạnh xuống còn 1,44 lần năm 2011 và tiếp tục giảm nhẹ 0,37 lần trong năm 2012 để cuối cùng đạt mức 1,07 lần. Sự sụt giảm mạnh mẽ trong năm 2011 của hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn là bởi chỉ tiêu Doanh thu thuần trong năm này giảm 9,80% trong khi đó Tài sản ngắn hạn lại tăng 46,13%. Trong năm 2012, mặc dù doanh thu thuần tăng 30,88% so với năm 2011 nhưng mức tăng này vẫn nhỏ hơn mức tăng của tài sản ngắn hạn là 75,79% nên hiệu suất sử dụng tài sản vẫn tiếp tục giảm. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn trung bình ngành năm 2012 là 1,69 lần, trong khi chỉ số này của công ty chỉ đạt 1,07 lần chứng tỏ công ty đang chưa sử dụng tốt tài sản ngắn hạn, chưa tận dụng hết khả năng của tài sản ngắn hạn.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn:

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp trong hai năm 2010 và 2012 ở mức rất cao, cao gấp nhiều lần so với hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn và mức cao nhất ghi nhận được là 95,19 lần trong năm 2012, gấp tới 88,88 lần hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cũng trong năm đó. Ngược lại với hai năm trên, trong năm 2011 chỉ tiêu này chỉ đạt 7,10 lần. Sự tụt giảm đột ngột và mạnh mẽ bắt nguồn từ việc kinh

47

doanh khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm đã khiến doanh thu thuần của công ty giảm 9,80% trong khi tài sản dài hạn của công ty năm đó lại tăng mạnh đạt 362,79% do đầu tư vào trụ sở mới mở tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2012, hiệu suất sử dụng tài sản lại tăng ngược trở lại là bởi tài sản dài hạn trong năm này sụt giảm mạnh, giảm 90,23% trong khi doanh thu thuần lại tăng 30,88%. Điều này chủ yếu là bởi công ty đã hoàn thành việc sửa sang văn phòng của cả 2 trụ sở nên năm 2012 không còn khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang làm cho tài sản dài hạn giảm mạnh, đồng thời sự tích cực từ việc đang dạng hóa dịch vụ đã khiến doanh thu tăng trở lại trong năm 2012.

Trái ngược với hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn trong năm 2012 lại cao gấp nhiều lần trung bình ngành. Trong khi trung bình ngành chỉ đạt 1,82 lần thì chỉ tiêu này của công ty lại ở mức 95,19 lần chứng tỏ công ty đã tận dụng hết mức các tài sản cố định trong doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là một tín hiệu đáng mừng với một công ty quy mô nhỏ lại có tuổi đời non trẻ như Vietsun.

2.2.6. Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 2.8. Khả năng sinh lời trong giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 10-11 Chênh lệch 11-12 TB ngành năm 2012 1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)

4,48 (5,49) (10,30) (9,97) (4,81) 12

2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 9,81 (6,57) (10,91) (16,38) (4,35) 6 3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 19,13 (26,37) (175,05) (45,50) (148,68) 13

48

Biểu đồ 2.8. Khả năng sinh lời trong giai đoạn 20010 – 2012

2010 2011 2012

(Nguồn: Bảng 2.8)

Quan sát diễn biến của các chỉ tiêu khả năng sinh lời trong biểu đồ 2.7, bộ phận phân tích tài chính của doanh nghiệp đã đưa ra một số nhận xét và kết luận như sau:

2.2.6.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Chỉ số này liên tục sụt giảm mạnh từ 4,48% năm 2010 xuống còn -5,49% trong năm 2011 và tiếp tục chạm mức -10,30% vào năm 2012. Lợi nhuận sau thuế của năm 2010 cao nhất trong ba năm đạt 190.818.679 VND. Hai năm tiếp theo, công ty thua lỗ nên lợi nhuận ròng đều ở mức âm, cụ thể là: -210.512.799 VND trong năm 2011 và tiếp tục giảm mạnh xuống còn -517.311.661 VND trong năm 2012. Trong cả ba năm này đều không xuất hiện khoản giảm trừ doanh thu, tuy nhiên giá vốn hàng bán lớn khiến cho doanh thu giảm. Thêm vào đó chi phí quản lý kinh doanh luôn ở mức cao cũng góp phần làm giảm doanh thu. Để cải thiện tình hình này, công ty cần phải nỗ lực giảm thiểu các chi phí về giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động tài chính, chi phí quản lý kinh doanh; đồng thời gia tăng doanh thu từ những hoạt động khác. Qua đây cũng chứng tỏ trình độ quản lý tài chính của các cán bộ quản lý của công ty chưa cao khi để công ty liên tục chịu thua lỗ trong hai năm 2011 và 2012.

2.2.6.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Trong năm 2010, doanh nghiệp có đầu tư thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, mua sắm thêm tài sản dài hạn, cụ thể là tài sản cố định. Điều này đã góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, do đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2010 ở mức cao, đạt 9,81%.

4.48% -5.49% -10.30% 9.81% -6.57% -10.91% 19.13% -26.37% -175.05% -250.00% -200.00% -150.00% -100.00% -50.00% 0.00% 50.00%

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

49

Tuy nhiên, cũng giống như chỉ tiêu ROS, chỉ tiêu ROA cũng bị sụt giảm mạnh trong năm 2011 xuống còn -6,57% và tiếp tục giảm 4,35% trong năm 2012 chạm mức -10,91%. Sở dĩ có sự sụt giảm đột biến này là do tốc độ công ty làm ăn thua lỗ trong hai năm 2011 và 2012. Lợi nhuận ròng âm dẫn tới tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản âm.

2.2.6.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu qua ba năm cho thấy sự sụt giảm tồi tệ nhất trong cả ba chỉ số đang phân tích khi liên tục giảm mạnh trong hai năm 2011 và 2012. Từ 20,25% năm 2010, tỷ suất này giảm mạnh xuống còn -26,37% trong năm 2011 và chạm đáy -175,05%. Đây là một con số kỷ lục, thấp nhất từ ngày công ty thành lập đến nay. Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2011 là vô cùng kém. Đây cũng là một minh chứng cho sự ảm đạm của nền kinh tế trong giai đoạn này.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ tiêu mà các nhà đầu tư quan tâm vì hệ số này cho biết mức lợi nhuận thu được tính trên vốn chủ sở hữu bỏ ra trong kì. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng điều chỉnh sao cho hợp lý tránh gây mất uy tín của công ty.

Kết luận: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty trong năm 2012 đều

thấp hơn rất nhiều so với các chỉ tiêu trung bình ngành cùng loại. Một phần là do tác động của nền kinh tế, một phần là do bản thân công ty mới thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm khi gặp rủi ro. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nền kinh tế là chung lên tất cả các doanh nghiệp. Nếu không muốn phá sản, công ty cần tiếp tục vạch ra kế hoạch hoạt động chi tiết cho những năm tiếp theo và cố gắng hết sức để đạt được những mục tiêu đó.

2.2.7. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính thông qua phương trình Dupont Dupont

Phương pháp phân tích DuPont là một phương pháp hay, đã có từ lâu nhưng chưa được áp dụng rộng rãi vào các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, bộ phận phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại Mặt Trời Việt đã áp dụng phương pháp này vào bộ các phương pháp phân tích tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Khi sử dụng phương pháp tài chính Dupont, cán bộ phân tích tài chính của công ty sẽ xác định được chính xác các nguyên nhân căn bản dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Để từ đó, đưa ra được cái nhìn tổng quát và giúp nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định. Cụ thể như sau:

50

2.2.7.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont

Bảng 0.9. Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA

Chỉ tiêu 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 (%) X 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 (Lần) = ROA (%) Năm 2010 4,48 2,19 9,81 Năm 2011 (5,49) 1,20 (6,59) Năm 2012 (10,30) 1,06 (10,92) Chênh lệch 10/11 (9,97) (0,99) (16,40) Chênh lệch 11/12 (4,81) (0,14) (4,33)

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính 2010 – 2012)

ROS năm 2012 là thấp nhất và năm 2010 là cao nhất, cho thấy năm 2010 hiệu quả sử dụng vốn của công ty là khả quan nhất, nhưng lại có dấu hiệu không tốt. Qua bảng 2.9 ta thấy ROA chịu tác động của 2 nhân tố lợi nhuận ròng trên doanh thu và doanh thu trên tổng tài sản, trong đó giá trị ROA giảm là do ROS giảm vì vậy muốn nâng cao tỷ lệ này công ty cần có những giải pháp để nâng cao ROS, tuy nhiên vẫn phải kết hợp đồng thời nâng cao giá trị của vòng quay tài sản. Nguyên nhân năm 2011 tỷ suất sinh lời trên doanh thu thấp như vậy là do cuộc khủng hoảng nền kinh tế đã ảnh hưởng đến công ty. Với khả năng quản lý chi phí của công ty không hiệu quả dẫn đến ROS giảm 9,97% khiến cho hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản giảm 0,99 lần, mặt khác cũng trong năm 2011 khả năng quản lý tài sản của công ty cũng giảm, khiến cho ROA cũng giảm 16,40%. Tác động tổng hợp của cả ROS giảm và hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm khiến cho hiệu quả sinh lời tài của tài sản công ty giảm 16,40% tức là 100 đồng tài sản năm 2011 đã tạo ra ít hơn năm 2010 16,40 đồng lợi nhuận.

Năm 2012 tiếp tục là một năm u ám đối với nền kinh tế nói chung và với Vietsun nói riêng. ROS năm 2012 tiếp tục giảm 4,81% so với 2011. Đồng thời sự suy giảm của ROS đã kéo theo sự tụt giảm của ROA từ -6,59% xuống -10,92%, giảm 4,33%, tức là một đồng tài sản của doanh nghiệp bỏ ra không thu về được đồng lợi nhuận nào mà còn lỗ 10,92 đồng. Tình hình quản lý tài sản của công ty cũng không mấy khả quan khi hiệu suất sử dụng tài sản giảm 0,14 lần, đạt mức 1,06 lần.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt (Trang 55 - 79)