Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
2. Cách làm bài : (14’)
c) Nội dung:
- Kể lại một kỉ niệm sâu sắc.
- Nội dung câu chuyện: tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình thầy trò.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
d) Kĩ năng:
- Nắm chắc yêu cầu của văn tự sự.
- Phái xây dựng được cốt truyện với hệ thống các nhân vật, sự việc, chi tiết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Bước đầu sử dụng yếu tố miêu tả (tả cảnh, tả người). - Bài viết phải có cảm xúc.
e) Hình thức:
- Đảm bảo đúng bố cục 3 phần của bài làm văn. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. - Phân tách ý rõ ràng.
3. Nhận xét (25’)
* Ưu điểm:
- Hầu hết xây dựng và triển khai được cốt truyện một cách rõ ràng.
- Một số HS đã biết vận dụng miêu tả và biểu cảm kết hợp với kể chuyện.
* Hạn chế:
- Nhiều HS không biết vận dụng kết hợp miêu tả và biểu cảm trong kể chuyện.
- Một số bài viết cốt truyện chưa được triển khai một cách rõ ràng, còn mờ nhạt.
- Còn tình trạng HS không biết phân tách đoạn văn (không có dấu hiệu của sự kết thúc đoạn văn), mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt yếu…
II. BÀI VIẾT SỐ 3 . (10’)1. Đề bài : 1. Đề bài :
- Hướng dẫn HS làm bài (không hướng dẫn chi tiết)
Hoạt động 4: (2’)
Hướng dẫn HS tự học.
- Tham khảo những bài viết có liên quan tới câu chuyện mà đề bài nêu ra.
- Vận dụng những kiến thức đã học làm bài văn số 3. - Xây dựng những chi tiết kì
ảo, hoang đường bằng trí tưởng tượng phong phú của bản thân.
Hãy đóng vai nhân vật Tấm kể lại cuộc sống của Tấm qua những lần hóa kiếp theo ngôi kể thứ nhất.
2. Đáp án :
HS cần thực hiện được những yêu cầu sau:
- Nội dung: Kể lại diễn biến của câu chuyện từ sự việc Tấm bị dì ghẻ chặt cây cau và chết cho đến hết.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất (đóng vai nhân vật Tấm). - Kĩ năng kể chuyện:
+ Vận dụng những kĩ năng đã học: kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Bước đầu xây dựng những yếu tố kì ảo, hoang đường trong chuyện kể.
- Hình thức:
+ Đảm bảo đúng bố cục 3 phần của bài làm văn. + Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. + Phân tách ý rõ ràng.
3. Biểu điểm :
- 9– 10 điểm: bài viết tốt, có cảm xúc, không mắc lỗi. - 7 – 8 điểm: bài viết đạt yêu cầu về nội dung, có cảm
xúc, còn mắc một số khuyết điểm trong diễn đạt, từ ngữ…
- 5 – 6 điểm: hình thành được cốt truyện, diễn đạt còn hạn chế, còn mắc lỗi chính tả…
- Dưới 4 điểm: bài viết chưa đạt yêu cầu cả nội dung và hình thức.
4. Dặn dò (1’)
- Viết bài, nộp sau 4 ngày.
- Chuẩn bị nội dung bài Khái quát văn học VN từ thế kỉ x đến hết thế kỉ XIX..
---
Tuần 12
Tiết 34 + 35: Văn học sử
Ngày soạn: 28/10/2010
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Mức độ cần đạt : 1. Mức độ cần đạt :
- Hiểu được sự hình thành và phát triển của văn học trung đại qua các giai đoạn. - Nắm được nội dung và những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của văn học thời kì này.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng :
a) Kiến thức:
- Văn học trung đại bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ, từ văn nghị luận chính trị, xã hội, sử học, triết học, văn hành chính như chiếu, hịch, cáo, … cho đến văn nghệ thuật như thơ, phú, truyện, kí … do tầng lớp trí thức sáng tác.
- Các thành phần, các giai đoạn phát triển, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại.
b) Kĩ năng:
Nhận diện một giai đoạn văn học; cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung đại.
3. Thái độ :
Có thái độ trân trọng và yêu quý, nâng niu và giữ gìn những giá trị văn hóa tinh thần của ông cha đã để lại.
B. CHUẨN BỊ3. Giáo viên : 3. Giáo viên :
- Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Đoc – hiểu văn bản, phân tích, vấn đáp, thuyết giảng…
4. Học sinh :
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn trong sgk. - Phương tiện: Vở soạn, sgk, tài liệu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP1. Ổn định lớp (1’) 1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (không)3. Bài mới (44’) – Tiết 34 3. Bài mới (44’) – Tiết 34
Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
(1’)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
HS trình bày những hiểu biết của mình về thời đại và lịch sử:
- VHTĐ VN ra đời và phát triển dưới chế độ xã hội nào?
- Thời kì lịch sử phong kiến