VĂN HỌC DÂN GIAN (15’)

Một phần của tài liệu GA Văn 10 (Trang 40 - 41)

1. Đặc trưng của văn học dân gian (2’)

Có 2 đặc trưng cơ bản:

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

- Văn học dân gian là những sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.

2. Thể loại (7’)

Những thể loại văn học dân gian đã học trong chương trình Ngữ văn 10:

- Tự sự dân gian: truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ dân gian.

- Trữ tình dân gian: ca dao.

3. Ca dao (6’)

3 chùm ca dao đã học: - Ca dao than thân.

- Ca dao yêu thương tình nghĩa. - Ca dao hài hước.

a) Ca dao than thân.

- Nội dung: Là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ đều là những người có số phận bất hạnh.

- Thân phận của họ được biểu hiện gián tiếp qua những hình ảnh so sánh ẩn dụ.

b) Ca dao yêu thương tình nghĩa.

- Nội dung: thường đề cập đến tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng.

- Những tình cảm ấy thường được biểu hiện qua những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với người lao động bình dị trong cuộc sống đời thường.

c) Ca dao hài hước.

- Biểu hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời của những lao động trước cuộc sống đầy khó khăn, vất vả.

- Tiếng cười trong ca dao hài hước biểu hiện ở 2 cung bậc:

+ Tiếng cười phê phán.

+ Tiếng cười tự trào: tự cười mình.

Hoạt động 3: Luyện tập vận dụng

GV hướng dẫn HS thực hành vận dụng những kiến thức đã học trong việc làm bài tập trong sgk.

- HS tìm trong đoạn trích Chiến thắng Mtao –Mxây những câu văn miêu tả về tài năng, vóc dáng và sức khỏe của Đăm Săn.

- Cho biết tác giả dân gian đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì khi miêu tả? Hiệu quả sử dụng?

HS thực hiện yêu cầu của bài tập số 5. - Trả lời những câu hỏi trong sgk. - Lấy VD ở mỗi dạng ca dao những

bài tiêu biểu để minh họa.

Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học.

GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà những nội dung ôn tập còn lại.

Một phần của tài liệu GA Văn 10 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w