II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (32’)
2. Hiểu văn bản: (26’)
2.1) Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần. (12’) (12’)
* Vẻ đẹp của con người: - So sánh:
Phiên âm Dịch thơ
Hoành sóc Múa giáo
Cầm ngang ngọn giáo Tư thế hiên ngang, lẫm liệt.
Khí chất của một người anh hùng. Tài nghệ
Con người xuất hiện trong tư thê hiên ngang, lẫm liệt với hành động cầm ngang ngọn giáo. Đây là hành động được miêu tả trong trạng thái tĩnh. Hành động, tư ấy như đang dồn nén sức mạnh – sức mạnh của ý chí, của khát vọng gìn giữ non sông.
- Không gian, thời gian con người xuất hiện là không gian ntn? gợi lên qua những từ ngữ gì?
- Việc đặt con người vào không gian, thời gian đó có ý nghĩa gì?
GV nhấn mạnh: Đây là mẫu người anh hùng lí tưởng, là sản phẩm của
hào khí Đông A trong thời đại giữ nước của đời nhà Trần.
GV gợi dẫn: Thời đại của nhà Trần là thời đại của hào khí Đông A, là khí thế hùng dũng, là tinh thần sục sôi đánh giặc. Điều đó được Phạm Ngũ Lão đưa vào thơ một cách đầy tự hào.
- Hãy cho biết, khí thế đó được hiện lên ntn qua câu thơ thứ 2 của bài? - Câu thơ có mấy cách hiểu? Đó là
những cách nào?
- Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau trong hai cách hiểu đó? (Theo em, hiểu theo cách nào vừa giữ nguyên ý nghĩa của câu thơ lại vừa tạo cho câu thơ nét nghệ thuật, tính thẩm mĩ?)
GV thuyết giảng, liên hệ mở rộng:
- Tinh thần chiến đấu của quân dân nhà Trần thực sự khiến cho người đời cảm phục.Những con người “tận trung với nước, tận hiếu với dân” đã khắc những nét chữ nghìn vàng vào ý chí: Hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Thát) được khắc lên tay những người lính thời Trần. Lá cờ thêu sáu chữ vàng của người thiếu niên Trần Quốc Toản. Rồi tám chữ được thích ở ngực, ở bụng những người đàn ông dân quên lam lũ cũng biết giương cờ trượng nghĩa “Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc” (Vì nghĩa quên thân, thể hiện ở việc báo ơn nước).
- Lịch sử đã ghi nhận những chiến công
- Không gian: non sông mang tầm vóc vũ trụ.
- Thời gian: kháp kỉ thu đã mấy năm trời – mang tầm vóc lịch sử.
Không gian, thời gian hoành tráng, mang tính lịch sử, tính chất thời đại.
Tôn thêm vẻ đẹp của người anh hùng. Con người trở lên lớn lao, kì vĩ.
* Vẻ đẹp của thời đại:
- Tam quân: quân đội nhà Trần.
- Tì hổ khí thôn ngưu: khí thế mạnh mẽ, hùng dũng như hổ báo, như nuốt trôi trâu / như át cả sao trời.
+ Nuốt trôi trâu: (Chi Tử từng khẳng định:
“giống hổ báo tuy còn nhỏ, lưng chưa có vằn, nhưng đã đủ sức nuốt trôi trâu”)
sức mạnh, dũng khí của quân đội nhà Trần.
+ Át sao trời: không chỉ diễn tả sức mạnh mà còn mang giá trị thẩm mĩ cho lời thơ.
Cả hai cách hiểu đều hướng tới một nội dung nhất định: khẳng định sức mạnh của đội quân nhà Trần trong cuộc chiến chính nghĩa.
vang dội của quân dân nhà Trần trong cuộc chiến tranh giữ nước:
+ Tụng giá hoàn kinh sư– Tr.Q.Khải + Phú sông Bạch Đằng – Tr.H. Siêu. - Đằng sau khí thế hào hùng của quân
dân nhà Trần, Phạm Ngũ Lão muốn khẳng định điều gì ở dân tộc VN? - Em cảm nhận gì về thái độ của Phạm
Ngũ Lão khi khắc họa hình tượng con người và thời đại nhà Trần qua hai câu thơ mở đầu?
- Cảm hứng ngợi ca, cùng cách xây dựng hình tượng nhân vật cho em thấy, câu thơ mang đậm tính chất gì của VHDG đã học?
HS tìm hiểu hai câu thơ cuối bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Câu thơ thứ 3 đề cập tới vấn đề gì? - Em hiểu thế nào về công danh đối
với một người nam nhi trong xã hội theo quan niệm của Nho giáo?
(Chú ý câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài, sgk, trang 116).
GV nhấn mạnh, mở rộng:
- Quan niệm lập công danh đã trở thành lí tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến:
+ Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông.
(Nguyễn Công Trứ) + Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông, Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể.
(Nguyễn Công Trứ) + Xuất dương lưu biệt
(Phan Bội Châu).
- Công danh được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước. Chí
Sức mạnh của dân tộc.
- Thái độ của Phạm Ngũ Lão: ngợi ca, cảm phục và rất tự hào.
- Lời thơ mang đậm chất sử thi.
2.2)Lời tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. (14’)* Chí làm trai: * Chí làm trai:
- Thể hiện theo tinh thần của Nho giáo. Đã sinh ra là một trang nam nhi thì phải:
+ Lập công – để lại sự nghiệp cho đời sau. + Lập danh – lưu lại tiếng thơm tới muôn
đời.
- Đặt trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm, chí làm trai là phải hi sinh những riêng tư cá nhân để làm tròn trách nhiệm với giang sơn, đất nước.
Mang yếu tố tích cực.
làm trai thời bấy giờ có tác dụng cỏ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hi sinh chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao của đất nước.
- Suy nghĩ về công danh của mình, Phạm Ngũ Lão vẫn còn trăn trở điều gì?
+ Không chỉ là tiếng “chưa trả hết nợ” mà câu thơ còn cho ta hiểu về con người của Phạm Ngũ Lão. Ông luôn có 1 khao khát, đó là gì? (đặt trong mối quan hệ giữa đấng nam nhi với giang sơn, đất nước).
+ Vũ Hầu là ai? Phạm Ngũ Lão thẹn là thẹn về điều gì?
(Vũ Hầu là quân sư trợ giúp đắc lực cho Lưu Bị nhằm khôi phục lại triều nhà Hán thời chiến quốc).
+ Nhiều khi cái thẹn làm cho con người ta nhụt chí. Nhưng ở Phạm Ngũ Lão có lẽ không phải vậy, mà chính cái thẹn đó thôi thúc ở ông điều gì?
+ Chính cái thẹn đó càng làm ngời sáng phẩm chất gì trong con người của ông?
GV nhấn mạnh:
- Cuộc đời của Phạm Ngũ Lão chưa làm điều gì để phải thẹn với dân, với nước, với chính mình.
- GV liên hệ với câu chuyện về cuộc đời của Phạm Ngũ Lão: đan sọt mà tính chuyện đất nước, chuyện non sông – lính đâm thủng đùi mà không biết…
Cái thẹn trong bài thơ chỉ là cách nói khiêm nhường của ông. Nó lại càng tôn thêm vẻ đẹp về phẩm chất con người của Phạm Ngũ Lão.
- Xưa nay những người có nhân cách thường mang trong mình nỗi thẹn cao cả: Nguyễn Khuyến (thẹn với
* Phạm Ngũ Lão:
- Chưa trả xong nợ công danh: vẫn còn nặng lòng với dân, với nước.
- Thẹn với Vũ Hầu Gia Cát Lượng: chưa có được tài lược như Vũ Hầu để trừ giặc, cứu nước.
Thôi thúc, cổ vũ tinh thần chiến đấu.
Cái thẹn cao cả, cái thẹn có nhân cách (ngời sáng vẻ đẹp về nhân cách).
Nhận xét: Phạm Ngũ Lão là một người: - Khao khát được cống hiến.
- Có lòng yêu nước, luôn đề cao ý thức trách nhiệm của mình với dân, với nước.
- Có tâm, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp của non sông, đất nước.
Một người anh hùng của dân tộc, của thời đại hào khí Đông A.
3. Tổng kết (3’)
Đào Tiềm - 1 danh sĩ cao khiết đời Tấn).
GV cho HS tổng kết nội dung bài học trên ba phương diện:
- Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. - Ý nghĩa của văn bản.
- Rút ra bài học cho bản thân.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học (1’)
HS thực hiện công việc sau ở nhà:
- Học thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ.
- Tự đánh giá về quan niệm chí làm trai của Phạm Ngũ Lão (dựa trên cơ sở bài thơ và quan niệm chí làm trai của Nho giáo trong xã hội phong kiến).
a) Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. - Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén
cao độ về cảm xúc.
b) Ý nghĩa văn bản:
- Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
Bài học:
+ Biết tự hào, tự cường về những kì tích, những chiến công oanh liệt, về lịch sử hào hùng của dân tộc.
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, cố gắng phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội.
4. Củng cố (2’)
- HS đọc ghi nhớ trong sgk, trang 116. - Nắm được nội dung của bài học:
+ Vẻ đẹp kì vĩ, hùng tráng của người anh hùng thời Trần.
+ Hào khí Đông A: khí thế hào hùng của quân dân nhà Trần trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.
+ Phẩm chất cao đẹp ở vị danh tướng của dân tộc. + Bài học kinh nghiệm cho bản thân.
- Chuẩn bị nội dung bài: Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi.
---Tiết 48: Đọc văn Tiết 48: Đọc văn Ngày soạn: 10/11/2010 CẢNH NGÀY HÈ (Nguyễn Trãi) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Mức độ cần đạt: 107
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
- Nhận thức được đặc điểm thơ Nôm Nguyễn Trãi.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
a) Kiến thức:
- Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả một cách sinh động.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: nhạy cảm với thiên nhiêm với cuộc sống đời thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân với mong muốn “dân giàu đủ khắp đòi phương”.
- Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên.
b) Kĩ năng: đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: yêu thiên nhiên, cuộc sống.