2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và khả
ứng dụng ở Việt Nam
Từ thực tiễn phát triển kinh tế trang trại trên thế giới chúng ta có thể đ−a ra một số nhận xét sau:
Kinh tế trang trại phát triển là tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá; quá trình này đ0 tác động mạnh mẽ vào nông nghiệp, phá vỡ từng mảng kết cấu nông nghiệp truyền thống, bắt nông nghiệp phải từng b−ớc chuyển dần sang SXKD hàng hoá phù hợp với nhịp độ phát triển của công nghiệp.
KTTT là một trong những hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp tỏ ra phù hợp với điều kiện và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, đáp ứng đ−ợc yêu cầu của công nghiệp hoá, có nhiều lợi thế trong tổ chức sản xuất và kinh doanh trên th−ơng tr−ờng đ0 nhanh chóng phát triển trên khắp các lục địa ở các n−ớc công nghiệp phát triển, KTTT đ0 trở thành lực l−ợng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp.
KTTT ở các n−ớc trên thế giới phát triển rất đa dạng, có nhiều hình thức khác nhau, nh−ng loại hình trang trại gia đình là hình thức phổ biến nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Hiệu quả SXKD không hoàn toàn phụ thuộc vào qui mô đất đai, lao động. Bên cạnh đó phải gắn trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ ngay tại nông thôn; bồi d−ỡng, đào tạo chủ trang trại là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự thành công của trang trại.
Thực hiện đ−ờng lối đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị tr−ờng, Nhà n−ớc đ0 có những chính sách cải cách làm thay đổi tận gốc rễ cơ chế quản lý cũ, tạo môi tr−ờng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển nh− khuyến khích kinh tế hộ phát triển, làm giàu từ SXKD. Một loạt chính sách giao quyền tự chủ cho kinh tế hộ tất yếu sẽ kích thích h−ớng dẫn kinh tế hộ chuyển từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. KTTT đ−ợc hình thành và từng b−ớc phát triển tr−ớc hết ở những hộ sản xuất, quản lý, kinh doanh giỏi.
Để thực hiện CNH - HĐH trong nông nghiệp và nông thôn, không thể thiếu đ−ợc sự hiện diện của các loại hình công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp có thể có quy mô vừa, lớn hoặc nhỏ nh−ng đều có những thế mạnh của mình về nhiều mặt nh− khoa học kỹ thuật & công nghệ, bộ máy tổ chức quản lý… các doanh nghiệp thực sự là hạt nhân cho sự phát triển kinh tế- x0 hội của một vùng nông thôn. Các trang trại sẽ có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhận đ−ợc sự giúp đỡ của các doanh nghiệp về giống, vốn, vật t−, h−ớng dẫn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi… Có
thể xem trang trại nh− những cơ sở sản xuất "vệ tinh” của doanh nghiệp thực hiện mối quan hệ liên kết, liên doanh, hợp đồng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, cùng phát triển. Vì vậy, có thể nói phát triển KTTT là yêu cầu khách quan trong quá trình CNH - HĐH ở n−ớc ta hiện nay.