2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3 Quan điểm về phát triển trang trại
Chúng ta biết, phát triển kinh tế trang trại tức là phát triển sản xuất của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Đây là ngành kinh tế đặc biệt, khác với công nghiệp và các ngành khác là vì, đối t−ợng sản xuất là các sinh vật, đất đai là t− liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay
thế; đ−ợc phân bố trên một không gian rộng lớn; sản phẩm làm ra vừa đ−ợc tiêu dùng tại chỗ lại vừa trao đổi trên thị tr−ờng; cung về nông sản hàng hoá và cầu các yếu tố đầu vào mang tính thời vụ và nó có liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp. Do vậy, để phát triển kinh tế trang trại cần phải nghiên cứu các đặc tính trên từ đó để có h−ớng đầu t− sản xuất.
Phát triển trang trại thể hiện ở sự gia tăng về qui mô trang trại cả về bề rộng và bề sâu.
Phát triển bề rộng, đó là sự gia tăng về số l−ợng trang trại ở một vùng, một quốc gia hay một địa ph−ơng nào đó. Hiện nay, Thanh Hoá còn khoảng 130 nghìn ha đất có khả năng đ−a vào sử dụng, dân số 3,68 triệu ng−ời... đây là một trong những thuận lợi cho phép phát triển trang trại theo bề rộng.
Phát triển bề sâu, cùng với phát triển bề rộng thì chúng ta phát triển theo chiều sâu thể hiện thông qua về qui mô vốn đầu t− vốn, đào tạo lao đông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... phát triển trang trại phải gắn công nghiệp chế biến, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các cấp các, ngành, các doanh nghiệp với chủ trang trại nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất, đem lại thu nhập ngày một tăng cho ng−ời lao động. Phát triển nh−ng không làm phá vỡ môi tr−ờng sinh thái...
Quan điểm phát triển trang trại ở tỉnh Thanh Hoá là, phát triển nhằm khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, lao động để chuyển từ nền sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hoá và h−ớng đến một nền sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản công nghệ cao, sản phẩm sạch, an toàn và h−ớng đến xuất khẩu. Phát triển trang trại h−ớng đến nhu cầu thị tr−ờng, phát huy lợi thế cây, con của từng vùng để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đạt năng suất cao, chất l−ợng tốt, sản phẩm có tính cạnh trang trên thị tr−ờng quốc tế. Phát triển trang trại phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến và thị tr−ờng tiêu thụ, hình thành các vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá tập trung. Phát triển trang trang trại
nhằm nâng cao giá trị trên một ha đất canh tác, tạo việc làm và tăng thu nhập cho một phần không nhỏ lao động trang trại ở khu vực nông thôn... góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.