D. Đi ̣nh giátheo thói quen mua hàng
1. Dòng sản phẩm đầy đủ và dòng sp giới hạ n:
- Dòng sp đầy đủ : ám chỉ 1 chiến lược cung cấp các dòng sp vừa phong phú về số lượng vừa đa dạng về chẩm chất.
- Chiến lược dòng sản phẩm giới hạn : đưa ra việc cung ứng 1 nhóm các sản phẩm có chọn lọc.
Ƣu điểm :
+ Linh động hơn trong việc thích ứng với các đòi hỏi của thị trường + Nhiều sp mang lại cho dn lợi thế cạnh tranh
+ Cung cấp cho dn khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của KH + Gia tăng nhận thức của KH
+ Nhu cầu buôn bán nhiều hơn và hiệu quả chiêu thị tốt hơn.
Nhƣợc điểm:
+ Dòng sp được mở rộng ra quá nhiều đến nỗi mỗi dòng sp nhận được ít sự chú ý hơn những gì nó cần.
+ Khi có quá nhiều dòng sp thì tính quy mô theo kinh tế của dòng sp đó bị giảm đi hoặc bị phá sản.
+ Rất dễ xảy ra việc ko thể kiểm soát được khiến nhiều sp kém hiệu quả mà ko cần thiết
2.Chiến lƣợc lấp đầy sp : Liên quan đến việc phát triển các sp để lấp đầy chỗ trống trên thị trường mà các đối thủ cạnh tranh chưa phát hiện ra hoặc xuất hiện do sở thích ng tiêu dùng tạo ra. Một cách lý tưởng là các sp được bổ sung vào sẽ cộng hưởng với các sp đang có và mang lại lợi nhuận thỏa đáng.
3.Chiến lƣợc mở rộng sản phẩm và nhãn hiệu :
Mở rộng sp là tạo ra những sự khác biệt mới mẻ đối với sp ban đầu. Một kích cỡ khác hoặc một sự cải tiến mới đối với sp của dn sẽ chính là sự mở rộng dòng sp.
Mở rộng thương hiệu là một chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng một thương hiệu sản phẩm đã nổi tiếng của mình cho một sản phẩm mới thuộc ngành hàng khác. Mục tiêu của doanh nghiệp sử dụng chiến lược này nhằm gia tăng và khai thác tài sản thương hiệu.
Ƣu điểm:
- Chi phí giới thiệu sp thấp hơn nhiều vì không cần phải hướng dẫn người tiêu dùng
- Việc vhi tiêu cho quảng cáo và các hình thức chiêu thị khác có hiệu quả hơn do tạo ra sự quan tâm và nhìn nhận nhiều hơn đối vs nhãn hiệu
Nhƣợc điểm :
- Nếu mở rộng quá nhiều thì khó có đủ không gian trưng bày hay không gian danh mục sản phẩm hoặc là thời gian của nhân viên bán hàng.
- Việc mở rộng nhãn hiệu có thể ảnh hưởng không tốt đến nhãn hiệu hiện hành - Việc mở rộng sản phẩm có thể làm suy giảm hành ảnh của 1 nhãn hiệu.
VD : Nhãn hiệu Dove mở rộng sang dầu gội đầu, sữa tắm, kem dưỡng thể… với mục tiêu gia tăng độ nhận biết thương hiệu củng nhưng tạo ra lợi nhuận khi phát triển sản phẩm mới. Hoặc thương hiệu Virgin ban đầu hoạt động trong lĩnh vực vận tải (tàu lửa, hàng không) đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như cửa hàng trò chơi, tiệm video…
Vào những năm 1990, người ta ước tính khoảng 80% những sản phẩm mới sử dụng chiến lược mở rộng thương hiệu để phát triển doanh số. Việc tung ra một sản phẩm mới sẽ tốn rất nhiều chi phí và thời gian để tạo được độ nhận biết cũng như quảng bá các điểm lợi ích của sản phẩm. Chính vì vậy, chiến lược mở rộng thương hiệu sẽ giúp công ty giảm được những rủi ro về tài chính khi sử dụng những đặc tính sẳn có của thương hiệu mẹ nhằm tăng cường sự cảm nhận của khách hàng với sản phẩm mới. Tuy nhiên, sử dụng chiến lược này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như làm loãng hoặc tổn hại hình ảnh thương hiệu mẹ. Muốn mở rộng thương hiệu thành công phụ thuộc vào phần mở rộng đó có phù hợp hay đồng nhất với giá trị cốt lõi của thương hiệu hay không.
VD: khi Coca-cola và Mcdonald‟s cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho các nhà sx quần áo nhưng việc này ko mang lại thành công như mong đợi có thể do sp mới ko kết nối được với sp cũ về mặt tinh thần.
4.Chiến lƣợc kéo dãn sản phẩm : Bổ sung các mặt hàng và món hàng vào dòng sp hiện có nhằm mục đích khai thác cơ hội thị trường, đối phó với cạnh tranh.
VD1: Chiến lược kéo dãn sp cua Viettel :cung cấp bổ sung thêm các gói sp :
- Gói Happy Zone: dùng cho KH có nhu cầu di chuyển trong 1 khu vực nhất định sẽ được chi trả cưới phí gọi thấp hơn.
- Gói Tomato: Đã góp phần phát triển thương hiệu công ty và một điểm quan trọng nữa là nó sẽ giúp doanh nghiệp đưa viễn thông đến cả những người nông dân nghèo nhất - tính đại chúng và phúc lợi - khi họ có thể hầu như không mất đồng tiền cước nào mà vẫn có thể sử dụng.
- Gói Sumo Sim: Viettel luôn tuân theo tôn chỉ: xã hội hóa di động, làm sao để người nghèo cũng có cơ hội dùng di động để họ có cơ hội bớt nghèo. Thực tế cho thấy rằng: Rào cản lớn nhất hạn chế người dân có thu nhập thấp sử dụng dịch vụ di động chính là giá máy điện thoại
còn rất cao. Hiện nay, chi phí thấp nhất để họ có được máy điện thoại là khoảng 600.000 đồng. Hiểu được mong muốn khát khao của những người dân ấy, gói SumoSim ra đời. Với chính sách bán bộ trọn gói SumoSim, Viettel giúp một lượng lớn người dân thỏa mãn ước mơ của mình là có được 1 máy di động hoàn toàn miễn phí. Người ta có thể nhận thấy đây là nỗ lực của Viettel trong công tác phổ cập hoá dịch vụ di động, mang lại cơ hội dùng dịch vụ di động cho tất cả mọi người dân Việt Nam.
- Cố định Homephone: Hơn nữa, tâm lý người Việt thường muốn chỉ phải trả trọn gói khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ, chứ không muốn bị ám ảnh một khoản nợ phải trả cả đời (tiền thuê bao điện thoại hàng tháng). Vì thế, gói Homephone không cước thuê bao ra đời: chỉ cần đóng trọn gói 500.000đ, người sử dụng không còn phải quan tâm chi trả khoản thuê bao hàng tháng nữa.
VD2: Vinamilk là ng dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa của VN. Từ sp chủ lực ban đầu là sữa tươi, cty đã đa đạng hóa sp cung cấp thêm các sp như : Sữa chua,Sữa tươi tiệt trùng 100%, và dòng sản phẩm sữa đậu nành V-fresh…tất cả sp đều đã thành công và góp phần làm nên Vinamilk như ngày nay.
5.Chiến lƣợc tái định vị
Thường liên quan đến việc sử dụng các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi để làm thay đổi nhận thức.
VD1: Nói đến nước giải khát thì Coca-cola là ông vua của thế giới này. Họ đã định vị là „thứ thiệt‟ và đó là chiến lược xây dựng rất hiệu quả. Pepso có thể cm là sp của mình có hương vị ngon hơn bằng cách bịt mắt ng dùng với sự tham gia của 800.000 ng và kết quả thu được là 60% số ng nói là pepsi ngon hơn. Thế nhưng Coca-cola vẫn bán chạy hơn Pepsi, bởi mặc dù có như vậy nhưng mọi ng vẫn coi Coca-cola là thứ thiệt, thứ tốt nhất. Chính vì vậy Pepsi đã định vị lại đối thủ và chọn cho mình thế đối lập. Pepsi thừa nhận Coca-cola là thứ thiệt và đi xa hơn nữa, Coke là thứ thiệt bởi vì họ là thứ quá xưa cũ, là thương hiệu mà bố mẹ, cha ông ta đã dùng, và Pepsi đã chọn cho mình thế đối lập „thứ dành cho giới trẻ‟ đây là thương hiệu của thế hệ tiếp theo. Điều này khiến thị trường phân thành 2 đối cực , Pepsi đã thành công trong chiến lược này và gianh thị phần ko nhỏ.
VD2: Từ lâu đã được xem là đồ ăn vặt bởi vì những sản phẩm có nhiều chất béo và calori, Frito Lay Canada đã thực hiện một chiến lược toàn diện cho các sản phẩm snack của mình, nơi mà một vài loại được xem là bổ dưỡng. Nắm bắt được KH ngày càng quan tâm đến lượng sodium có trong khẩu phần thức ăn hàng ngày của mình, cty đã tung ra sp Lays ít sodium, một loại sp khoai tây. Điều đó là mang đến cho khách hàng sự chọn lựa. Bạn có thể mua sản phẩm Lays truyền thống hoặc Lays ít sodium. Trong các chiến dịch quảng cáo của cty luôn nhấn
mạnh rằng „quá trình chế biến của công ty giờ đây cũng có lợi cho sức khỏe hơn nhờ sử dụng dầu bắp và hoa hướng dương‟
=> bằng cách tái định vị những món như khoai tây, bánh quy,v.v… thành những thứ khác biệt, chúng đã trở thành “thức ăn snack” hơn là “thứ gì đó bạn ăn đỡ khi đói.”