Giải pháp chủ động trong đấu tranh chống nạn hàng giả

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thời trang của công ty cp tm và dv hoàng dương (Trang 107 - 118)

Trước hết, công ty cần nhận thức đầy đủ tính cấp thiết của công tác đấu tranh chống vi phạm nhãn hiệu hàng hóa là vì quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín và thị phần của công ty. Từ đó, hành động tích cực trong việc hợp tác với các cơ quan chức năng trong cuộc đấu tranh này.

Một lần nữa, vai trò người chuyên trách về sở hữu công nghiệp được thể hiện rõ ở các công ty nước ngoài, họ có những người chuyên phụ trách vấn đề này, kiểm soát thị trường để phát hiện các vụ vi phạm họ thu thập đầy đủ bằng chứng rồi mới nhờ đến bàn tay của các cơ quan chức năng.

Để tự bảo vệ mình khỏi nạn làm hàng giả công ty phải thực hiện xác lập quyền sở hữu của mình, thực hiện dán tem chống hàng giả, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, quản lý chặt chẽ hệ thống bán hàng, theo dõi và phát hiện những sản phẩm có dấu hiệu làm giả.

Trong trường hợp bị xâm phạm, công ty phải kiên quyết đấu tranh để bảo vệ mình và người tiêu dùng, tránh tâm lý e ngại, sợ ảnh hưởng đến doanh thu, sợ tốn kém, bởi tính toán cái được cái mất trước mắt mà không tính đến lâu dài. Bên cạnh các biện pháp như khởi kiện, công ty cũng có thể sử dụng những biện pháp phụ trợ như khuyến cáo trên báo để thông tin rộng rãi về việc vi phạm của doanh nghiệp kia và yêu cầu họ chấm dứt ngay hành động này cùng với ảnh chụp sản phẩm mang nhãn hiệu xâm phạm để tránh sự hiểu lầm cho khách hàng.

Trong trường hợp nhãn hiệu bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trộm, công ty sẽ phải cân nhắc một cách kỹ càng để giải quyết một cách hợp lý nhất. Công ty có thể thương lượng với phía bên kia theo hướng bỏ ra một số tiền để chuộc lại quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Nếu không thương lượng hoặc không đạt được thương lượng thì có thể khởi kiện. Ngoài ra, công ty còn có thể phải đổi tên nhãn hiệu nếu hai biện pháp trên quá tốn kém so với việc xây dựng một nhãn hiệu mới.

3.3 Các điều kiện cho xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hàng thời trang

3.3.1. Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ hoàn thiện

Một trong những bức xúc hàng đầu mà các doanh nghiệp lo lắng là sự thiếu chính xác, chồng chéo và sự không rõ ràng của hệ thống luật pháp.

Nhà nước cần cải tiến hơn nữa thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, đồng thời sớm cải cách tư pháp để việc tố tụng được nhanh chóng và hiệu quả, việc thi hành thực sự được đảm bảo. Cụ thể, cần thực hiện chính sách một cửa trong việc giải quyết khiếu nại vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Nên thành lập một bộ phận thường trực chuyên tiếp các đơn thư khiếu nại vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

Đối với một số mặt hàng có đặc điểm riêng biệt như mặt hàng thời trang phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, nên chăng Nhà nước nghiên cứu và đưa ra những quy định riêng nhanh chóng hơn, linh hoạt hơn về đăng ký kiểu dáng, nhãn hiệu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành này. Chỉ có như vậy việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thời trang mới khả thi. Thực tế hiện nay cho thấy, dù muốn đăng ký nhãn hiệu nhưng các doanh nghiệp không biết nên làm thế nào vì đăng ký một nhãn hiệu chung cho cả lô thì rất dễ bị làm nhái, còn đăng ký kiểu dáng cho từng sản phẩm thì doanh nghiệp không thể theo kịp hoặc không kham đủ chi phí.

Nhà nước cũng cần nhanh chóng bổ sung những quy định về một số vấn đề hiện nay chưa được đề cập đến và làm rõ những quy định còn mập mờ, gây hiểu lầm. Ví dụ như điều luật quy định về tên doanh nghiệp còn chung chung, ước lệ đã gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết các khiếu kiện liên quan đến tranh chấp về tên công ty. Tên doanh nghiệp là một vấn đề lớn, không thể dùng văn bản của một bộ để hướng dẫn trên toàn quốc. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và đầu tư cần phối hợp với Bộ Văn hóa thông tin, Cục Sở hữu công nghiệp nghiên cứu để đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương án soạn thảo nghị định hướng dẫn việc đặt tên doanh nghiệp. Văn bản này cũng nên liệt kê những từ không được dùng khi đăng ký kinh doanh (như Thái Lan đã làm), hoặc yêu cầu chủ doanh nghiệp đăng ký tên trước một thời gian (như Trung Quốc) để rà soát, hạn chế việc trùng lắp với các công ty đã đăng ký trước đó.

Nhà nước cũng cần đưa ra những quy định về việc mua bán, chuyển nhượng nhãn hiệu để quản lý chặt chẽ hoạt động này, ngăn chặn những hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.

Cần bổ sung những văn bản thực thi quyền sở hữu công nghiệp cho từng lĩnh vực, bổ sung một số hành vi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hiện nay chưa được đề cập như: quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi các nhãn hiệu dùng cho các dịch vụ và ban hành cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Để các doanh nghiệp bị vi phạm nhãn hiệu yên tâm theo kiện, cần có chế tài quy định về mức đền bù chi phí tiến hành các biện pháp xử lý vi phạm quyền sở

hữu công nghiệp, cần tăng mức phạt vi phạm quyền sở hữu công nghiệp vì mức hiện nay quá thấp để nó thực sự có đủ sức mạnh răn đe, ngăn chặn.

Cũng cần có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với những người thực thi luật sở hữu công nghiệp không tốt để ngăn chặn cách làm việc tùy tiện, không thực hiện đúng và đầy đủ chức năng của một số cán bộ thuộc các cơ quan chức năng.

Như vậy, nếu xây dựng được một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện đủ mạnh, hiện tượng mập mờ, chồng chéo, thiếu tính logic của các văn bản pháp lý sẽ được hạn chế đáng kể. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Hoàng Dương nói riêng sẽ yên tâm hơn trong việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu của mình.

3.3.2. Xử phạt nghiêm những vụ vi phạm về bản quyền nhãn hiệu

Nhà nước phải đưa ra chính sách rõ ràng, xử phạt nghiêm nạn hàng giả, nhái nhãn hiệu. Nỗi bức xúc về tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan mà không bị ngăn chặn luôn xuất hiện đầu tiên trong các kiến nghị của doanh nghiệp.

Theo quy định hiện nay, chế tài phạt cảnh cáo đối với những trường hợp vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ là từ 5 đến 10 triệu đồng. Mức chế tài phạt nặng hơn, cao nhất là 100 triệu. Nhưng số tiền phạt này thực tế chỉ là 20 triệu, một con số quá ít ỏi so với những hậu quả của nạn ăn cắp nhãn hiệu mang lại. Vì thế, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần có biện pháp cứng rắn hơn trong việc xử phạt những kẻ làm hàng giả, kể cả cán bộ tiếp tay cho bọn chúng để giảm mức phạt cũng cần xử lý thật nghiêm, tránh tệ nạn tham nhũng xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của nhiều bên liên quan.

Như đã nói ở trên, thiết lập và củng cố một hệ thống sở hữu công nghiệp đầy đủ và có hiệu quả là một đòi hỏi của quá trình hội nhập, cũng như của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xu thế chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức đang đòi hỏi phải nhanh chóng thực hiện các mục tiêu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta chủ trương chặn đứng tệ nạn công nghiệp hàng giả, chủ trương tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của mọi chủ thể, nghiêm cấm và

nghiêm khắc xử lý các hành vi giả mạo, đánh cắp, chiếm đoạt kết quả đầu tư sáng tạo.

Thực tế cho thấy, về mọi khía cạnh chủ yếu, nền sản xuất hàng giả chứa đựng nhiều nguy cơ và hậu quả xấu. Trước hết, nạn hàng giả tạo ra và làm trầm trọng thêm căn bệnh dối trá, cướp giật, lừa đảo trong kinh doanh. Mặt khác, nạn hàng giả bóp nghẹt các nỗ lực sáng tạo trong nước và làm nản chí các nhà đầu tư nước ngoài. Nạn hàng giả còn gây phương hại toàn diện đến lợi ích vật chất, tinh thần của người tiêu dùng và xã hội, làm băng hoại đạo đức kinh doanh của chính

những người bất lương tham gia nền công nghiệp hàng giả… Ngày nay, xu thế toàn

cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, các hoạt động kinh tế, thương mại, cũng như khuynh hướng ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề bảo hộ sở hữu công nghiệp. Pháp luật quốc tế và quốc gia không cho phép một nền kinh tế có thể chọn lựa đạo đức kinh doanh bằng công nghiệp hàng giả. Vì thế, Nhà nước ta chủ trương ngăn chặn việc sản xuất và lưu thông hàng giả và coi đó như một tội ác phá hoại các nỗ lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền công nghiệp hàng giả đồng hành với kỹ nghệ đánh cắp tài sản trí tuệ. Vì vậy, việc chống hàng giả nhất thiết phải được sự hỗ trợ của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó phải đảm bảo khả năng xử lý thích đáng các hành vi giả mạo, sao chép, sử dụng bất hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Nạn hàng giả là vấn đề muôn thủa của mọi nền kinh tế, vì vậy việc dập tắt hoàn toàn nạn hàng giả là điều khó thực hiện được. Triển vọng lớn nhất cho giải pháp nêu trên là ngăn chặn và hạn chế tối đa nạn hàng giả để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chân chính phát triển, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3.3.3. Tổ chức các kênh thông tin hiệu quả đến doanh nghiệp

Một vấn đề hiện nay cũng rất được các doanh nghiệp và dư luận quan tâm là các cơ quan chức năng cần xây dựng các kênh hệ thống thông tin thương mại hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, thông tin là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên các kênh thông tin thương mại của nước ta hoạt động chưa hiệu quả và giá mua các thông tin chuyên sâu còn cao nên không

hấp dẫn các doanh nghiệp. Ngay đối với vấn đề nhãn hiệu, trước đây các cơ quan chức năng chưa hề khuyến cáo các doanh nghiệp về việc cần phải đăng ký bảo vệ nhãn hiệu ở thị trường trong nước và nước ngoài để đến khi hàng loạt các nhãn hiệu nổi tiếng của chúng ta bị xâm phạm thì “mất bò mới lo làm chuồng”. Cũng không có cơ quan chức năng nào cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin về các hiệp định, hiệp ước về nhãn hiệu mà chúng ta đã ký với các quốc gia và các tổ chức... Ngay việc đơn giản là cung cấp thông tin về các nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã đã được đăng ký để tránh sự trùng lặp cũng chưa được thựa hiện. Hiện nay có “Công báo Sở công nghiệp” ra ngày 25 hàng tháng, công bố tất cả những nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã đăng ký trong tháng đó. Nhưng nó không được bán ra mà cấp trực tiếp từ Cục Sở hữu công nghiệp theo 4 loại cơ quan: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, các sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, các cơ quan quản lý thông tin các địa phương, cơ quan hải quan các địa phương. Nhưng vì quyển “Công báo sở hữu công nghiệp” không được quảng bá ra ngoài nên ngay sự tồn tại của nó các doanh nghiệp cũng không thể biết tới.

Nguồn thông tin từ các cơ quan chức năng đến các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời về pháp luật, những qui định mới của các tổ chức, chính phủ, những biến động trên thị trường... Tuy nhiên, ở Việt Nam, kênh thông tin này hoạt động chưa hiệu quả. Đặc biệt những thông tin về xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu càng chẳng bao giờ được đề cập đến cho đến tận khi hàng loạt nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị xâm phạm. Trước đó, chưa bao giờ các doanh nghiệp được khuyến cáo về việc cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở thị trường nước ngoài để tránh nguy cơ bị đánh cắp. Vì vậy mà các thông tin về thủ tục, quy trình đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật của các nước, theo những công ước về nhãn hiệu mà Việt Nam đã tham gia càng không bao giờ được cung cấp cho các doanh nghiệp. Điều gì đến đã phải đến. Những thiệt thòi, mất mát trong thời gian qua là bài học đắt giá cho chúng ta. Đến tận bây giờ, vấn đề cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện một cách đúng mức và hiệu quả.

Tìm kiếm và xử lý thị trường để nắm bắt các cơ hội kinh doanh là khâu yếu kém nhất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, do vậy, Nhà nước cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này. Việc cung cấp thông tin từ phía các cơ quan chức năng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các thông tin chung chung mà chưa có những thông tin chuyên sâu, cụ thể để giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc tổ chức dịch vụ nghiên cứu thông tin theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Qua những ý kiến trên, chúng ta có thể thấy vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các cơ quan chức năng còn là việc xem xét, điều chỉnh, tăng cường hoạt động của các kênh thông tin thương mại để chúng hoạt động thật sự hiệu quả, đem đến cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết, kịp thời.

Cụ thể, chúng ta cần tăng cường việc thành lập những sàn giao dịch điện tử để trưng bày, giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet như trang web vừa được hoàn thiện năm 2003 đó là: www.thuonghieuviet.com. Đây sẽ là đầu mối cung cấp thông tin về thị trường, doanh nghiệp, sản phẩm và là nơi hỗ trợ giao dịch trực tuyến qua đó doang nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân đều có thể cập nhật các thông tin liên quan đến nhãn hiệu trên thị trường Việt Nam như những khái niệm cơ bản nhất về thương hiệu các thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra các nước và khu vực trên thế giới, cập nhật hàng tuần những nhãn hiệu mới được đăng ký, hỏi đáp thông tin liên quan đến

nhãn hiệu… Mặt khác, đây cũng là kênh thông tin giúp các doang nghiệp tìm kiếm

đối tác trong và ngoài nước bởi khi tham gia vào trang web này, các doanh nghiệp không những có thể quảng bá tuyên truyền về nhãn hiệu của mình mà còn cung cấp các thông tin cần thiết như thông tin về sản phẩm, chất lượng, năng lực xuất khẩu,

khả năng cung cấp hàng, thời gian giao hàng… Đặc biệt các thành viên phải cung

cấp đầy đủ các thông tin thị trường, giá cả, chính sách pháp luật. Để sàn giao dịch điện tử hoạt động hiệu quả, các cơ quan chức năng cũng cần tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về sàn giao dịch này trên hệ thống xúc tiến thương mại quốc tế.

Hàng năm, Cục Sở hữu công nghiệp nên có bản thông báo tương tự như niên giám để công bố tất cả những nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã đăng ký trong năm đó. Vậy, nên chăng là quảng bá các nhãn hiệu rộng rãi đến tận các doanh nghiệp thì mới thực sự phát huy được tác dụng vì nhiều khi doanh nghiệp muốn biết về các nhãn hiệu đã đăng ký trước khi đăng ký nhãn hiệu của mình để tránh trùng lặp cũng không biết lấy thông tin ở đâu.

Một việc cấp thiết nữa phải làm là Nhà nước đầu tư và mời chuyên gia tổ chức ngay những đợt tập huấn rộng rãi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thời trang của công ty cp tm và dv hoàng dương (Trang 107 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w