Sau khi đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệu, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu nhằm đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng nhằm phát triển thương hiệu. Để chiến lược quảng bá phát triển thương hiệu có hiệu quả cao nhất, điều tất yếu là phải bắt đầu bằng việc nghiên cứu tâm lý khách hàng mục tiêu, các phương tiện truyền thông hỗ trợ, chính sách của đối thủ cạnh tranh… Trong đó việc hiểu biết nhận thức thương hiệu của khách hàng là yếu tố tiên quyết.
Sơ đồ 1.3: Quy trình nhận thức thương hiệu của một khách hàng Từ quy trình ta có thể thấy như sau:
- Giai đoạn khởi đầu quảng bá có vai trò cực kỳ quan trọng. Một chương trình truyền thông độc đáo, rộng khắp, gây ấn tượng mạnh mẽ tạo thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo và rút ngắn thời gian tác động.
- Việc lựa chọn phương tiện và thiết kế nội dung quảng bá đòi hỏi mang tính chuyên nghiệp cao, kết hợp hài hoà mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tần suất truyền thông quảng bá trong giai đoạn đầu phải duy trì ở mức độ cao, sau đó giảm dần tuỳ theo điều kiện môi trường và hiệu ứng tác động tới khách hàng.
- Các kỹ thuật tạo điểm nhấn mang tính nhắc nhở sẽ giúp củng cố hình ảnh sản phẩm trong tâm trí khách hàng tránh quên lãng.
TÌM HIỂU CHẤP NHẬN CHÚ Ý ĐÁP ỨNG PHÁT HIỆN GHI NHỚ
Khách hàng thấy hoặc nghe tới thương hiệu
Khách hàng bị thu hút và có ấn tượng về thương hiệu do tác động của truyền thông
Khách hàng có quan tâm tới các thông tin truyền đạt và tìm hiểu ý nghĩa của thương hiệu
Khách hàng chia sẻ và tham gia vào việc phổ biến thương hiệu với những người khác (bạn bè, người thân)
Khách hàng chấp nhận và thích thú với các thành phần thương hiệu
Khách hàng lưu giữ thương hiệu trong trí nhớ và sẽ truy cập khi có nhu cầu cần mua sắm
Mục tiêu của quảng bá là làm sao thị trường biết đến, chấp nhận và ghi nhớ thương hiệu của mình. Vì vậy lựa chọn chiến lược truyền thông phù hợp là yếu tố quyết định. Tuỳ thuộc tính chất sản phẩm, thị trường mục tiêu và khả năng tài chính.
* Hoạt động quảng bá phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
Tùy thuộc vào tính chất sản phẩm, thị trường mục tiêu và khả năng tài chính, doanh nghiệp có thể áp dụng riêng lẻ hoặc tổng hợp một số phương pháp quảng bá sau đây:
Một là, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông(Media Advertising): Tivi, radio, báo, tạp chí…Ưu thế của các phương tiện này là tác động mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, phong phú…tuy nhiên đòi hỏi chi phí cao và tần suất lớn.
Hai là, quảng cáo trực tiếp (Direct Response Advertising) dùng như thư tín, điện thoại, email, tờ bướm, internet..Hình thức này đặc biệt hiệu quả về khía cạnh kinh tế, thông tin được truyền tải trực tiếp tới khách hàng mục tiêu.
Ba là, quảng cáo nơi công cộng (Place Advertising) băng rôn, áp phích, phương tiện giao thông (xe bus, xe lam, ba gác..) bảng đèn điện tử, các vật dụng thường ngày (dù, bàn ghế, gạt tàn thuốc lá…)
Bốn là, quảng cáo tại điểm bán (Point of Purchase Advertising) dùng người giao hàng tại khu thương mại, tận dụng các lối đi, quầy kệ, bố trí tivi, video hoặc phương tiện truyền thông ngay tại cửa hàng để tác động trực tiếp tới người mua.
Năm là, khuyến mại kênh phân phối (Trade Promotion) bao gồm các nỗ lực đẩy (push marketing) nhằm khuyến khích các trung gian phân phối nhiệt tình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể kể đến các hình thức chiết khấu bán hàng, khích lệ trưng bày, thưởng doanh số, huấn luyện đào tạo, phối hợp quảng cáo với đại lý, tổ chức trình diễn sản phẩm..
Sáu là, khuyến mãi người mua (Consumer Promotion) bao gồm các nỗ lực kéo (pull marketing) nhắm tới khách hàng tiêu thụ: tặng quà mẫu, phiếu giảm giá, phần thưởng, bán hạ giá hàng trưng bày, trò chơi, cuộc thi, sổ số..
Bảy là, marketing sự kiện và tài trợ (Event Marketing and Sponsorship):khai thác các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, xã hội…để phổ biến thương
hiệu dưới dạng trực tiếp tham gia hoặc tài trợ cho đối tượng tham gia. Hình thức này đặc biệt hiệu quả do mức ảnh hưởng mạnh tới đám đông và trạng thái xúc cảm của người xem sẽ thuận lợi cho việc chấp nhận thương hiệu.
Tám là, quan hệ công chúng PR (Public Relation): Là một công cụ để truyền thông cho sản phẩm, con người, địa điểm, ý tưởng, hoạt động, tổ chức, và thậm chí là cả quốc gia. Sử dụng PR để xây dựng những mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà
đầu tư, giới truyền thông và cộng đồng nơi công ty hoạt động. Các công cụ chủ yếu
của PR được sử dụng hiện này là: Bản tin, bài nói chuyện, thông cáo báo chí, tổ chức các sự kiện, tài chợ cho các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao,…để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu.
Chín là, bán hàng cá nhân (Personal Selling): sử dụng lực lượng bán hàng- chào hàng có kỹ năng tốt, tính chuyên nghiệp cao, nắm vững tâm lý, hiểu biết rõ sản phẩm để tiếp xúc trực tiếp giới thiệu và thuyết phục khách hàng. Hình ảnh của thương hiệu và doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ đó.
Mười là, xây dựng Web chuyên nghiệp: Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Internet đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu. Internet bên cạnh việc quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp, nó đồng thời tạo ra rất nhiều thuận lợi cho người tiêu dùng khi họ muốn tìm hiểu về thông tin doanh nghiệp, giá cả hàng hóa, chủng loại, hệ thống phân phối…
Các doanh nghiệp khi thiết kế trang Web lưu ý các vấn đề như sau:
- Lựa chọn tên miền: Đây là địa chỉ của doanh nghiệp trên mạng internet, do vậy cần quan tâm việc xác định từ khóa cho trang Web.
- Xây dựng một trang Web thể hiện tính chuyên nghiệp. - Trang web cần có tốc độ duyệt nhanh, dễ truy cập… - Tối ưu hóa trang web thông qua các trang web tìm kiếm.