Kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu đánh giá đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine h5n1 trong chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm tại hà nội (Trang 62 - 95)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2.Kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Hà Tây

trong năm 2008 và 2009

Với những nỗ lực của ban chỉ đạo các cấp các ngành, các thành viên tham gia tiêm phòng cùng ý thức của người chăn nuôi đã thu được kết quả tốt trong chương trình tiêm phòng cúm gia cầm. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

Bảng 3.3: Kết quả tỷ lệ tiêm phòng vaccine cúm gia cầm H5N1 năm 2008 và 2009

STT Huyện, thị

2008 2009

Diện Tiêm Số Tiêm Tỷ lệ Diện Tiêm Số Tiêm Tỷ lệ

1 Hà Đông 152.096 147.837 97,2 162.209 157.018 96,8 2 Sơn Tây 826.411 793.354 96,0 781.520 779.208 99,7 3 Ba Vì 1.645.404 1.528.000 92,9 2.017.730 1.995.535 98,9 4 Chương Mỹ 2.455.016 2.442.249 99,5 2.797.225 2.746.875 98,2 5 Đan Phượng 211.729 199.025 94,0 284.610 284.610 100,0 6 Hoài Đức 331.806 315.215 95,0 389.051 388.272 99,8 7 Mỹ Đức 608.249 570.415 93,8 801.450 790.229 98,6 8 Phú Xuyên 911.959 873.656 95,8 1.042.589 996.200 95,6 9 Phúc Thọ 911.776 911.776 100,0 776.219 776.219 100,0 10 Quốc Oai 1.581.036 1.304.354 82,5 1.294.419 1.256.233 97,0 11 Thanh Oai 1.043.280 1.018.241 97,6 844.230 825.403 97,8 12 Thường Tín 918.158 861.232 93,8 815.292 797.926 97,9 13 Thạch Thất 660.232 559.216 84,7 751.894 740.615 98,5 14 Ứng Hòa 997.781 985.608 98,8 1.306.977 1.306.977 100,0 Tổng cộng 13.254.933 12.510.178 94,4 14.065.415 13.841.320 98,4

Kết quả trên cho thấy: Việc thực hiện tiêm phòng cho các đàn gia cầm của tỉnh Hà Tây cũ là rất tốt. Cụ thể năm 2008, hầu hết tỷ lệ tiêm phòng của các huyện đạt trên 90%, huyện Phúc Thọ đạt tỷ lệ tiêm phòng là 100%. Kết quả tiêm phòng của toàn tỉnh đạt 94,4%. Bên cạnh đó thì vẫn còn có hai huyện có tỷ lệ thấp nhất đó là Quốc Oai (82,5%) và Thạch Thất (84,7%), điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

này được giải thích là do sự khai báo của chủ hộ có sự sai lệch và do có sự thay đổi về tổng đàn gia cầm, trong đó có những hộ chăn nuôi kinh doanh buôn bán đã xuất bán trước khi gia cầm được tiêm phòng. Công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm đạt kết quả cao trong năm 2008 đã được tỉnh Hà Tây cũ duy trì và phát huy trong năm 2009 với tỷ lệ tiêm phòng của các huyện dao động từ 95% đến 100%. Ba huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và Ứng Hòa có tỷ lệ tiêm phòng cao nhất đạt 100%, huyện thấp nhất cũng đạt tỷ lệ là 95,6% (Phú Xuyên) và kết quả tiêm phòng của toàn tỉnh đạt 98,4%. Có được kết quả trên là nhờ sự thực hiện nghiêm túc và nỗ lực của Chi cục Thú y Hà Nội (hiện nay) cũng như các chủ hộ chăn nuôi. Tổn thất mà dịch cúm gia cầm để lại khá nặng nề, ý thức được điều đó nên người chăn nuôi đều có trách nhiệm khai báo đầy đủ số lượng đàn gia cầm của mình. Vì thế mà kết quả tiêm phòng đạt được cao hơn so với một số năm trước.

Theo kinh nghiệm của một số nước, trong đó có Trung Quốc nhấn mạnh rằng tiêm phòng bệnh cúm gia cầm là biện pháp hỗ trợ hiệu quả, kết hợp với các biện pháp an toàn sinh học và biện pháp loại thải có kiểm soát sẽ ngăn chặn được dịch cúm gia cầm.

Có thể thấy được toàn tỉnh Hà Tây cũ đã thực hiện rất nghiêm túc công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm. Bên cạnh đó tỉnh cũng đã áp dụng biện pháp tổng hợp phòng chống dịch cúm gia cầm như: Vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực có nguy cơ dịch xảy ra cao; thực hiện an tòan sinh học tại các cơ sở chăn nuôi, hạn chế sự xâm nhập của dịch bệnh từ môi trường bên ngoài; kiểm dịch chặt chẽ việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm, nhất là gia cầm giống từ các công ty sản xuất con giống. Kết quả đạt được cho tới nay là toàn tỉnh Hà Tây cũ không xảy ra dịch cúm gia cầm trên diện rộng. Việc này cần được duy trì và phát huy trong các năm sau để từng bước thanh toán dịch cúm gia cầm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 S gi a cầm ( con ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Huyện, Thị xã Tỷ lệ tiêm phòng năm 2008 Diện tiêm Số tiêm

Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ tiêm phòng vaccine cúm H5N1 năm 2008

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 S gi a cầm ( con ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Huyện, Thị xã Tỷ lệ tiêm phòng năm 2009 Diện tiêm Số tiêm

Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ tiêm phòng vaccine cúm H5N1 năm 2009 3.3. Kết quả khảo sát độ an toàn của vaccine cúm gia cầm H5N1 qua lâm sàng

Việc giám sát sau tiêm phòng gồm các nôi dung sau: - Đánh giá độ an toàn của vaccine đối với đàn gia cầm . - Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng.

- Giám sát sự lưu hành của virus.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vaccine, bước đầu tiến hành đánh giá độ an toàn của vaccine cúm gia cầm trên thực địa trong việc tiêm phòng đại trà. Theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

dõi số lượng gia cầm có phản ứng sau khi được tiêm phòng chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.4.

Kết quả dưới đây cho thấy số gia cầm có phản ứng sau khi tiêm vaccine chỉ chiếm 0,002% - 0,003% so với tổng đàn. Đây là một con số rất nhỏ, không đáng kể.

Bảng 3.4: Kết quả theo dõi độ an toàn của vaccine trên đàn gia cầm sau khi tiêm năm 2008 và 2009

STT Huyện, Thị Năm 2008 Năm 2009 Số Tiêm (con) Số phản ứng (con) Tỷ lệ (%) Số Tiêm Số phản ứng (con) Tỷ lệ (%) 1 Hà Đông 147.837 28 0,019 157.018 3 0,002 2 Sơn Tây 793.354 16 0,002 779.208 23 0,003 3 Ba Vì 1.528.000 31 0,002 1.995.535 40 0,002 4 Chương Mỹ 2.442.249 49 0,002 2.746.875 27 0,001 5 Đan Phượng 199.025 8 0,004 284.610 9 0,003 6 Hoài Đức 315.215 16 0,005 388.272 31 0,008 7 Mỹ Đức 570.415 6 0,001 790.229 16 0,002 8 Phú Xuyên 873.656 26 0,003 996.200 50 0,005 9 Phúc Thọ 911.776 36 0,004 776.219 8 0,001 10 Quốc Oai 1.304.354 13 0,001 1.256.233 75 0,006 11 Thanh Oai 1.018.241 10 0,001 825.403 8 0,001 12 Thường Tín 861.232 9 0,001 797.926 16 0,002 13 Thạch Thất 559.216 11 0,002 740.615 7 0,001 14 Ứng Hòa 985.608 30 0,003 1.306.977 39 0,003 Tổng 12.510.178 289 0,002 13.841.320 352 0,003

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

Theo báo cáo của chi cục Thú y Hà Nội (hiện nay), số gia cầm có phản ứng đều là do các cá thể gia cầm không thích ứng được với vaccine hoặc do việc tiêm không đúng kỹ thuật như tiêm vào xoang bụng của vịt con hay kim tiêm không đúng kim chuyên dụng cho việc tiêm vaccine cho gia cầm…Tất cả đều ảnh hưởng đến sức đề kháng cũng như sức sản sinh kháng thể của gia cầm.

Từ kết quả trên có thể nhận xét rằng: Sơ bộ kết luận vaccine cúm gia cầm H5N1 của Trung Quốc có độ an toàn cao đối với đàn gia cầm tại Việt Nam. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Tô Long Thành, Đào Yến Khanh (2009) [25], khi khảo nghiệm vaccine cúm gia cầm: tỷ lệ gà chết là 22/2850 tương đương với 0,7% mà nguyên nhân chết chủ yếu là do nguyên nhân cơ giới, chuyển chuồng.

Tuy đã có kết luận vaccine cúm gia cầm H5N1 của Trung Quốc có độ an toàn cao đối với đàn gia cầm tại Việt Nam, song việc kiểm tra này cần luôn được thực hiện đối với các lô vaccine sau này để đảm bảo sử dụng đúng loại vaccine cũng như đúng quy cách sử dụng, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người chăn nuôi.

3.4. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của gà và vịt đƣợc tiêm phòng vaccine cúm H5N1

3.4.1.Đáp ứng miễn dịch của gia cầm được tiêm phòng vaccine trong năm 2008 và 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà và vịt được tiêm phòng vaccine chúng tôi tiến hành xét nghiệm mẫu huyết thanh của gia cầm sau khi được tiêm phòng: với gà sau khi tiêm vaccine mũi 1 là 1 tháng, với vịt sau khi tiêm vaccine mũi 2 là 1 tháng. Mẫu huyết thanh đều được gửi đến Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương để làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm huyết thanh bằng phản ứng HI của năm 2008 và 2009 được trình bày ở bảng 3.5 và bảng 3.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

55

Bảng 3.5: Tần số phân bố các mức kháng thể của gia cầm sau khi tiêm vaccine H5N1 năm 2008

STT Huyện, Thị Loài Số mẫu kiểm tra

Hiệu giá kháng thể HI (log2)

GMT (log2) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Hà Đông Vịt 220 16 6 8 12 26 28 52 48 8 16 5,26 2 Sơn Tây Gà 220 0 44 24 40 32 70 10 6,41 3 Ba Vì Gà 220 7 13 17 17 18 32 48 40 18 10 5,15 4 Chương Mỹ Gà 220 2 12 24 24 34 80 40 4 6,25 5 Đan Phượng Vịt 220 26 11 18 21 20 40 38 30 10 6 4,37 6 Hoài Đức Gà 220 6 4 9 12 22 32 40 89 8 5,60 7 Mỹ Đức Vịt 220 20 4 20 36 86 12 16 6 3,97 8 Phú Xuyên Gà 220 20 16 16 14 52 74 12 16 5,62 9 Phúc Thọ Gà 220 12 8 20 20 20 68 36 26 10 5,57 10 Quốc Oai Vịt 220 4 8 16 32 64 24 60 12 5,33 11 Thanh Oai Gà 220 8 14 40 84 46 28 7,05 12 Thường Tín Vịt 220 4 12 12 26 28 64 46 24 4 5,63 13 Thạch Thất Vịt 220 4 12 4 3 32 87 66 12 5,77 14 Ứng Hòa Vịt 220 28 6 4 12 18 32 36 70 8 6 5,03 Tổng 1540 33 29 52 61 152 160 322 435 220 78 5,95 Vịt 1540 102 35 58 96 158 310 313 336 80 32 5,05

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

57

Kết quả ở bảng 3.5 cho biết hiệu giá kháng thể HI tại thời điểm 1 tháng sau khi tiêm vaccine mũi 1 cho gà và mũi 2 cho vịt thì thấy rằng: hiệu giá kháng thể của gà tập trung chủ yếu trong khoảng từ 4log2 đến 8log2 trong đó 6log2 chiếm 20,9%, 7log2 chiếm 28,2% và 8log2 chiếm 14,3%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước đây của Trần Thị Thu (2006) [26]: Hiệu giá kháng thể HI của đàn gà phân bố từ 1log2 đến 8log2 và tập trung chủ yếu trong khoảng 4log2 đến 6log2 . Hiệu giá kháng thể của vịt cũng tập trung chủ yếu trong khoảng từ 4log2 đến 7log2 trong đó: 4log2 chiếm 10,3%, 5log2

chiếm 20,1%, 6log2 chiếm 20,3% và 7log2 chiếm 21,8%. Và tất cả các đàn gia cầm xét nghiệm đều có số mẫu đạt hiệu giá kháng thể ≥ 4log2 trên 70% nên đều đạt bảo hộ cho toàn đàn.

Kết quả này cũng cho thấy các mẫu huyết thanh của gà có hiệu giá kháng thể cao hơn các mẫu huyết thanh của vịt. Các mẫu huyết thanh gà đạt hiệu giá kháng thể trung bình cao nhất là Sơn Tây (6,41), Thanh Oai (7,05) và Chương Mỹ (6,25) và theo tìm hiểu thì đây là các huyện có tập quán chăn nuôi tốt. Những mẫu huyết thanh của vịt đều cho kết quả GMT thấp hơn. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây là hiệu giá kháng thể của gà thường cao hơn vịt khi sử dụng vaccine cúm gia cầm H5N1 của Trung Quốc (Đào Yến Khanh, 2005) [15].

57

Bảng 3.6: Tần số phân bố các mức kháng thể của gia cầm sau khi tiêm vaccine H5N1 năm 2009

STT Huyện, Thị Loài Số mẫu

kiểm tra

Hiệu giá kháng thể HI (log2) GMT (log2) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Hà Đông Vịt 220 14 12 2 5 35 46 26 54 26 5,20 2 Sơn Tây Gà 220 18 12 33 52 92 13 7,03 3 Ba Vì Vịt 220 24 2 6 9 27 25 44 60 23 5,19 4 Chương Mỹ Gà 220 7 9 16 28 34 40 15 62 9 5,80 5 Đan Phượng Gà 220 5 8 19 29 30 32 26 67 4 5,86 6 Hoài Đức Gà 220 6 13 17 19 11 20 33 81 20 5,33 7 Mỹ Đức Gà 220 3 15 29 23 34 57 48 11 6,20 8 Phú Xuyên Vịt 220 34 8 10 8 26 24 44 36 30 4,69 9 Phúc Thọ Gà 220 8 10 13 36 39 36 58 20 5,40 10 Quốc Oai Vịt 220 24 10 12 10 28 22 18 34 56 6 5,15 11 Thanh Oai Vịt 220 22 10 32 35 28 56 16 21 4,55 12 Thường Tín Gà 220 21 13 24 50 100 12 7,05 13 Thạch Thất Vịt 220 8 8 8 32 30 58 54 22 5,55 14 Ứng Hòa Vịt 220 2 6 4 14 14 48 82 50 6,39 Tổng 1540 6 36 44 82 172 171 232 339 409 49 6,10 Vịt 1540 128 48 38 76 197 189 294 336 228 6 5,25

Hiệu giá kháng thể của gà sau khi tiêm vaccine mũi 1 được 1 tháng tập trung chủ yếu từ 4log2 đến 8log2, trong đó cao nhất là 8log2 (26,2%), 6log2 và 7log2 có tỷ lệ tương ứng là 15,1% và 22,0%. Vịt sau khi tiêm vaccine mũi 2 được 1 tháng có hiệu giá kháng thể tập trung chủ yếu từ 4log2 đến 8log2, trong đó cao nhất vẫn là 7log2 (21,8%), 6log2, 8log2 có tỷ lệ tương ứng là 19,1% và 14,8%. Qua kết quả thu được của hai năm ta thấy GMT của cả gà và vịt đều tập trung trong khoảng từ 4log2 đến 8log2 và tập trung cao nhất ở khoảng 6log2 đến 8log2. Qua đây ta có thể nhận thấy được sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm cao của các cán bộ thú y và các chủ hộ chăn nuôi cũng như kỹ thuật bảo quản vaccine và kỹ thuật tiêm phòng tốt của tỉnh Hà Tây cũ. Kết quả thu được cũng khá tương đồng với kết quả của Tô Long Thành và ĐàoYến Khanh (2009) [25]: gà được tiêm vaccine Trung Quốc, 100% có đáp ứng miễn dịch đạt mức bảo hộ với GMT là 7,76 và phân bố các hiệu giá kháng thể là mức 5log2 (4,5%) ; mức 6log2 (6,3%); mức 7log2 (39,6%); mức 8log2 (22,9%), mức 9log2 (25%) và mức 11log2 (2,1%). Cũng qua kết quả bảng 3.6 chúng tôi vẫn nhận thấy được các mẫu huyết thanh của gà có hiệu giá kháng thể cao hơn các mẫu huyết thanh của vịt. Điều đó cho thấy, khi sử dụng vaccine cúm gia cầm H5N1 để có đáp ứng miễn dịch thì gà chỉ cần tiêm 1 mũi và vịt phải tiêm 2 mũi. Vì vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá đáp ứng miễn dịch của vịt như: vịt con đã được tiêm đúng kỹ thuật chưa, vịt con nhỏ mà thú y viên không thao tác đúng kỹ thuật thì có thể tiêm vào xoang bụng của vịt, vịt có thể có phản ứng với vaccine hoặc không sinh ra kháng thể; vịt con có được tiêm đúng vị trí để khi vaccine vào cơ thể thì vịt sản sinh kháng thể hay không… Hay một nguyên nhân nữa cũng có thể xảy ra là do người tiêm vacine không sử dụng đúng loại bơm tiêm phù hợp cho gia cầm, dẫn đến lượng vaccine tiêm có thể không đủ hoặc vaccine vào cơ thể gia cầm không đủ.

3.4.2. Độ dài miễn dịch của gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine cúm H5N1

Bên cạnh việc theo dõi đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng chúng tôi tiến hành lấy mẫu huyết thanh ở các thời điểm khác nhau sau khi tiêm phòng

và dịch ngoáy (swab) để xác định độ dài miễn dịch của gia cầm được tiêm vaccine và kiểm tra sự lưu hành của virus cúm trong cơ thể của gia cầm. Các mẫu thí nghiệm được lấy ngẫu nhiên trên các đàn gia cầm được chọn ngẫu nhiên trong các đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ đã qua kiểm tra lâm sàng và huyết thanh học trước khi tiêm phòng. Mẫu được bảo quản và chuyển về xét nghiệm tại trung tâm chẩn đoán Thú y Trung Ương theo tiêu chuẩn. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.7.

Bảng 3.7: Kết quả giám sát đàn gia cầm trƣớc khi tiêm vaccine H5N1

Một phần của tài liệu đánh giá đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine h5n1 trong chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm tại hà nội (Trang 62 - 95)