Tình hình sử dụng vaccine cúm gia cầm trên thế giới

Một phần của tài liệu đánh giá đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine h5n1 trong chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm tại hà nội (Trang 43 - 45)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.11.Tình hình sử dụng vaccine cúm gia cầm trên thế giới

Mặc dù có một số loại vaccine đã được nghiên cứu và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm về khả năng ứng dụng ngoài thực địa nhưng chỉ có hai loại công nghệ được cấp giấy phép và được sử dụng đối với gia cầm: các vaccine virus cúm gia cầm toàn thân, vô hoạt và một vaccine vector virus đậu gà tái tổ hợp với gene AI H5 nhận từ virus AI của gà tây A/turkey/Ireland/83 (H5N8). Công nghệ sản xuất hai vaccine này đảm bảo vaccine được sản xuất ra an toàn, tinh khiết và có hiệu lực. Cả hai loại vaccine này đều đòi hỏi bắt và tiêm từng con vật.

Số lượng vaccine đã được sử dụng trên thực địa chưa được từng nước thông báo cụ thể, nhưng các nguồn tin đáng tin cậy cho rằng Trung Quốc là nước sử dụng vaccine nhiều nhất với số lượng 2 tỷ 830 triệu liều (tính từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 4 năm 2005).

Riêng trong năm 2005, Trung Quốc đã sản xuất vaccine vô hoạt tái tổ hợp subtyp H5N1 để tiêm cho vịt, ngan. Trung Quốc đã báo cáo vaccine dùng có hiệu quả phòng bệnh tốt. Hiện Trung Quốc cũng đang nghiên cứu sản xuất vaccine tái tổ hợp trên virus đậu (vaccine sống) để tiêm cho gà thịt.

Tại lãnh thổ Hồng Kông đã xây dựng chương trình thanh toán bệnh cúm H5N1 là chương trình phòng bệnh bằng vaccine vô hoạt chủng H5N2 của Intervet (Hà Lan). Vaccine được sử dụng trong 100% các cơ sở chăn nuôi gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

cầm từ 2003 đến nay và đã đạt được kết quả tốt, không có dịch cúm A H5 xảy ra ở lãnh thổ này (Caroline Yuen, 2004,) [2].

Indonesia cũng sử dụng vaccine cúm H5 vô hoạt. Mêxicô đã có chương trình sử dụng vaccine chống bệnh cúm gia cầm từ tháng 1 năm 1995 và đã sử dụng 1 tỷ 300 triệu liều vaccine vô hoạt và 850 triệu liều vaccine tái tổ hợp đậu gà. Đến tháng 6 năm 1995, bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao do virus H5N2 đã được thanh toán tại Mêxicô. Tuy nhiên virus H5N2 thể độc lực thấp vẫn lưu hành ở Mêxicô. Pakistan bắt đầu sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm từ 1995 ở 3 vùng với các ổ dịch H7N3 thể độc lực cao HPAI (1995, 2001 và 2004). Ngược lại, vaccine vô hoạt chế tạo từ chủng virus H9N2 độc lực thấp đã và đang được sử dụng ở một số nước Châu Á, vùng Cận Đông và Đông Âu nhưng số lượng chưa được thống kê đầy đủ. Gần đây, vaccine vô hoạt H7 đã được dùng cho các vùng có nguy cơ cao ở phía Bắc Italia và tại một công ty nuôi gà con một ngày tuổi ở Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

Chƣơng II

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu dùng trong nghiên cứu

- Số liệu thu thập từ Chi cục Thú y Hà Nội và kết quả điều tra trực tiếp tại các địa phương của tỉnh Hà Tây cũ, kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương.

- Bơm tiêm, kim tiêm, tăm bông, hộp xốp, tủ lạnh, dung dịch bảo quản dịch ổ nhớp, dụng cụ bảo hộ lao động.

- Vaccine cúm gia cầm H5N1 vô hoạt nhũ dầu của Trung Quốc.

- Trang thiết bị, hóa chất thí nghiệm dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm cúm gia cầm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương.

- Huyết thanh của gà, vịt. - Dịch ổ nhớp của gà, vịt.

- Hồng cầu gà được lấy từ gà hoàn toàn khỏe mạnh về lâm sàng và trong huyết thanh không có kháng thể chống Newcastle, cúm gia cầm.

- Gà, vịt từ 2 tuần tuổi trở lên, khỏe mạnh về lâm sàng.

Một phần của tài liệu đánh giá đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine h5n1 trong chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm tại hà nội (Trang 43 - 45)