Vaccine cúm gia cầm

Một phần của tài liệu đánh giá đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine h5n1 trong chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm tại hà nội (Trang 38 - 95)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.8.Vaccine cúm gia cầm

Để khống chế dịch cúm gia cầm, chúng ta đã áp dụng hàng loạt các biện pháp như tiêu hủy đàn gia cầm nhiễm bệnh, thực hiện kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và vệ sinh khử trùng tiêu độc. Tuy nhiên dịch cúm gia cầm vẫn liên tiếp xảy ra, trước tình hình đó ngày 14/7/2005 Bộ NN0 & PTNT đã ban hành quyết định số 1715 QĐ/BNN - TY về việc ban hành Quy định tạm thời về sử dụng vaccine cúm gia cầm.

Phòng hộ chống lại bệnh cúm gia cầm là kết quả của đáp ứng miễn dịch chống lại protein Haemaglutinin (HA) mà hiện nay đã xác định được 16 subtyp khác nhau (H1 - H16) và ở mức độ nào đó chống lại protein Neuraminidae (NA) mà đã xác định được 9 subtyp (N1 - N9). Các đáp ứng miễn dịch kháng lại protein bên trong như Nucleoprotein (NP) và protein Matrix (M) của virus đã được chứng minh là không đủ để tạo phòng hộ trên thực địa. Trong thực tế sự phòng hộ được tạo ra nhờ các subtyp Haemaglutinin.

* Vaccine đƣợc sử dụng đúng sẽ đạt đƣợc một số mục đích nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

- Giảm bài thải virus cường độc nếu gia cầm bị nhiễm virus đó >1000 lần so với gia cầm không được tiêm, ngưng hẳn sự bài thải virus vào ngày 13 - 18 sau tiêm.

- Phòng được sự lây lan virus cường độc do tiếp xúc.

- Phòng hộ, chống lại công cường độc bằng virus thực địa dù liều gây nhiễm cao hay thấp.

- Phòng hộ, chống lại virus luôn thay đổi.

- Tăng sức đề kháng của gà, chống lại sự nhiễm virus cúm gia cầm.

* Các loại vaccine phòng bệnh hiện nay:

- Vaccine vô hoạt đồng chủng (H5N1): Vaccine vô hoạt H5N1 của Weike (Trung Quốc). Ban đầu được sản xuất như các vaccine tại chỗ (autogenous), nghĩa là vaccine chứa cùng những virus cúm giống như chủng gây bệnh trên thực địa. Loại vaccine này được sử dụng rộng rãi ở Mehico và Pakistan (Haria Capua, Stefano Marangon, 2004 [14], Swayne D. E. and Suarez D. L., 2000 [49]). Nhược điểm của này là không phân biệt được gia cầm được tiêm chủng với gia cầm nhiễm virus thực địa qua kiểm tra kháng thể.

- Vaccine vô hoạt dị chủng (H5N2): Vaccine vô hoạt H5N2 của Intervet (Hà Lan) và của Weike (Trung Quốc). Vaccine này được sản xuất tương tự như vaccine vô hoạt đồng chủng. Điểm khác biệt là chủng virus sử dụng trong vaccine có kháng nguyên H giống chủng virus trên thực địa còn kháng nguyên N dị chủng. Khi nhiễm virus trên thực địa bảo hộ lâm sàng và giảm thải trừ virus ra ngoài môi trường được đảm bảo bằng phản ứng miễm dịch sản sinh bởi kháng nguyên nhóm H đồng chủng, trong khi kháng thể chống N sản sinh bởi virus thực địa có thể sử dụng như chất đánh dấu sự lây nhiễm trên thực địa (Haria Capua, Stefano Marangon, 2004 [14], Capua I. et al, 2000 [31]).

Đối với vaccine dị chủng, mức độ bảo hộ không tỷ lệ chặt chẽ với mức độ đồng chủng giữa gen ngưng kết tố hồng cầu trong vaccine và chủng trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

thực địa. Đây là một ưu điểm lớn cho phép thành lập ngân hàng bởi vì giống gốc không chứa virus có mặt trên thực địa.

- Vaccine tái tổ hợp: Một vài loại vaccine tái tổ hợp virus đậu gà chứa kháng nguyên H5, H7 đã được sử dụng, ở đây virus đậu gà được sử dụng như một vector dẫn truyền. Ngoài ra, người ta cũng đã sử dụng virus viêm thanh khí quản truyền nhiễm làm vector dẫn truyền (Luschow D. et al, 2001) [43].

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Thú y Cáp Nhĩ Tân đã sản xuất thành công vaccine tái tổ hợp phòng chống cúm gia cầm và Newcastle, vaccine có thể dùng đường tiêm, đường miệng, đường mũi hoặc theo phương pháp khí dung. Đến cuối tháng 12/2005 Trung quốc đã sản xuất được một tỷ liều. Sử dụng vaccine tái tổ hợp có vector dẫn truyền cho phép phân biệt được con vật nhiễm bệnh tự nhiên và con vật được tiêm chủng.

1.9. Nghiên cứu trong nƣớc về bệnh cúm gia cầm

Trong tiếng chuông cảnh báo của dịch cúm gia cầm ở Hồng Kông, ý thức được khả năng của virus trong cơ chế kinh tế mở, Viện Thú y Quốc gia đã chủ động quan hệ với Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Sự hợp tác giữa Viện Thú y và CDC nhằm tạo cơ sở hỗ trợ kỹ thuật phát hiện virus H5N1, phân lập virus, tập huấn kỹ thuật. Nhờ đó đến cuối tháng 8/2003 Viện Thú y đã có đủ khả năng về con người và vật liệu để xác định chủng H5 virus cúm gia cầm.

Cục Thú y, Viện Thú y đã chẩn đoán xác định sự có mặt của virus cúm gia cầm chủng H5 tại Việt Nam, là cơ sở khoa học để Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn công bố dịch vào ngày 8/1/2004.

Với sự giúp đỡ của CDC, chủng virus cúm gia cầm lưu hành ở Việt Nam được xác định là chủng H5N1.

Chủng H5N1 không chỉ có mặt ở đàn gà mà còn gây bệnh cho cả ngan. Việc xác định H5N1 ở ngan đã chỉ rõ rằng thủy cầm cũng nhiễm bệnh và trở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

thành một trong những con đường truyền lây quan trọng. Ngoài ra một số mẫu virus phân lập từ vịt thuộc loại H3N8.

Trước những lời cảnh báo về nguy cơ bệnh cúm gia cầm có thể truyền cho lợn, tái tổ hợp ở vật chủ này rồi lây sang người. Viện Thú y đã lấy 188 mẫu dịch mũi lợn ở 3 tỉnh Hà Tây, Thái Bình, Hải Phòng tại vùng dịch đang xảy ra, đã xảy ra và xung quanh vùng dịch. Kết quả phân lập không phát hiện thấy virus cúm H5N1 (Trương Văn Dung, Nguyễn Viết Không, 2004) [8].

Qua phân tích trình tự nucleotid 8 đoạn ARN của 9 chủng virus cúm H5N1 từ người (2 chủng), chim cút (1 chủng), vịt (2 chủng), và gà (4 chủng) trong đợt dịch 2003 - 2004 và lập cây phả hệ, Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự cho thấy các chủng virus H5N1 lưu hành ở Việt Nam đều giống nhau và có cùng nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất phát từ một ổ dịch ban đầu.

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự trên đàn gia cầm của tỉnh Thái Bình và Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy ngoài virus cúm H5N1, đàn gia cầm còn nhiễm các loại virus typ A có kháng nguyên H3, H4, H6, H9, H11và H12 với tỷ lệ nhiễm khác nhau (Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2005 [10], Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2005 [11]).

Một nghiên cứu khác của Viện Thú y về sự lưu hành của virus trong đàn chim di cư qua việc phân tích 320 mẫu phân chim tại một số địa phương trong đó có Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Giao Thủy - Nam Định bằng phương pháp RT - PCR, kết quả không phát hiện thấy virus cúm.

Khi dịch cúm gia cầm xảy ra, Lê Văn Năm đã có nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, các biểu hiện lâm sàng, các đặc điểm bệnh lý ở gà, ngan, vịt, chim cút, gà tây, chim vẹt cảnh và đã có những kết luận rất cần thiết cho công tác chẩn đoán lâm sàng tại cơ sở (Lê Văn Năm, 2004) [21].

Cục Thú y, Viện Thú y đã nghiên cứu thử nghiệm vaccine H5N2 của Intervet (Hà Lan); H5N2 và H5N1 của Trung Quốc. Kết quả cho thấy vaccine

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiêm cho đàn gia cầm đều đạt yêu cầu về độ tinh khiết, độ an toàn và hiệu lực theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Đặc biệt H5N1 của Trung Quốc có thể tiêm cho đàn vịt có huyết thanh dương tính vẫn đạt tỷ lệ bảo hộ tốt và an toàn.

1.10. Các chiến lƣợc phòng chống bệnh cúm gia cầm

Hiện tại có hai quan điểm tồn tại song hành trong việc sử dụng vaccine phòng chống bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao:

- Quan điểm của OIE: Việc sử dụng vaccine trong bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao là một biện pháp hỗ trợ song song với các biện pháp tổng hợp khác. Quan điểm của OIE trong việc sử dụng vaccine là để dập dịch, hạn chế thiệt hại trực tiếp và hạn chế sự lây lan của virus. Trên thực tế, các nước thuộc cộng đồng chung Châu Âu (EU) cũng như một số nước đã sử dụng vaccine cho gà như Mêxico và Pakistan đều không có kinh nghiệm phòng chống cúm gia cầm trên thuỷ cầm.

- Quan điểm của Trung Quốc: Một mặt tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch cúm gia cầm của OIE khi dịch nổ ra nghĩa là tiêu huỷ triệt để đàn gia cầm mắc bệnh, quan điểm của Trung Quốc trong việc sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm là để phòng bệnh. Điều đó được xuất phát từ cơ sở Trung Quốc là nước có lượng thuỷ cầm (chủ yếu là vịt) chiếm 75% tổng số vịt trên toàn thế giới nên việc tiêu huỷ đàn vịt có kháng thể kháng lại virus cúm gia cầm không bao giờ có tính khả thi. Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp đồng loạt song song với việc sử dụng vaccine cúm gia cầm trong cả nước nhằm hạn chế, dập tắt các ổ dịch xảy ra và phòng trừ lây lan từ nước ngoài, từ địa phương có dịch sang các địa phương khác. Chiến lược của Trung Quốc như sau:

Vùng cƣỡng chế: Là vùng xảy ra ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ gia cầm tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

với 100% gia cầm ở khu vực từ 3 - 8 km xung quanh ổ dịch. Áp dụng biện pháp cấm vận chuyển gia cầm trong vòng bán kính 10 km tính từ ổ dịch.

Vùng bị uy hiếp: Là vùng nằm ngoài bán kính của vùng cưỡng chế, tại

vùng này cũng được yêu cầu tiêm 100% số gia cầm.

Vùng an toàn: Là vùng không bị bệnh việc tiêm phòng dịch cúm gia

cầm được Nhà nước khuyến khích. Riêng đối với gà chỉ được lấy thịt đến dưới 70 ngày tuổi không sử dụng vaccine.

1.11. Tình hình sử dụng vaccine cúm gia cầm trên thế giới

Mặc dù có một số loại vaccine đã được nghiên cứu và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm về khả năng ứng dụng ngoài thực địa nhưng chỉ có hai loại công nghệ được cấp giấy phép và được sử dụng đối với gia cầm: các vaccine virus cúm gia cầm toàn thân, vô hoạt và một vaccine vector virus đậu gà tái tổ hợp với gene AI H5 nhận từ virus AI của gà tây A/turkey/Ireland/83 (H5N8). Công nghệ sản xuất hai vaccine này đảm bảo vaccine được sản xuất ra an toàn, tinh khiết và có hiệu lực. Cả hai loại vaccine này đều đòi hỏi bắt và tiêm từng con vật.

Số lượng vaccine đã được sử dụng trên thực địa chưa được từng nước thông báo cụ thể, nhưng các nguồn tin đáng tin cậy cho rằng Trung Quốc là nước sử dụng vaccine nhiều nhất với số lượng 2 tỷ 830 triệu liều (tính từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 4 năm 2005).

Riêng trong năm 2005, Trung Quốc đã sản xuất vaccine vô hoạt tái tổ hợp subtyp H5N1 để tiêm cho vịt, ngan. Trung Quốc đã báo cáo vaccine dùng có hiệu quả phòng bệnh tốt. Hiện Trung Quốc cũng đang nghiên cứu sản xuất vaccine tái tổ hợp trên virus đậu (vaccine sống) để tiêm cho gà thịt.

Tại lãnh thổ Hồng Kông đã xây dựng chương trình thanh toán bệnh cúm H5N1 là chương trình phòng bệnh bằng vaccine vô hoạt chủng H5N2 của Intervet (Hà Lan). Vaccine được sử dụng trong 100% các cơ sở chăn nuôi gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

cầm từ 2003 đến nay và đã đạt được kết quả tốt, không có dịch cúm A H5 xảy ra ở lãnh thổ này (Caroline Yuen, 2004,) [2].

Indonesia cũng sử dụng vaccine cúm H5 vô hoạt. Mêxicô đã có chương trình sử dụng vaccine chống bệnh cúm gia cầm từ tháng 1 năm 1995 và đã sử dụng 1 tỷ 300 triệu liều vaccine vô hoạt và 850 triệu liều vaccine tái tổ hợp đậu gà. Đến tháng 6 năm 1995, bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao do virus H5N2 đã được thanh toán tại Mêxicô. Tuy nhiên virus H5N2 thể độc lực thấp vẫn lưu hành ở Mêxicô. Pakistan bắt đầu sử dụng vaccine phòng chống cúm gia cầm từ 1995 ở 3 vùng với các ổ dịch H7N3 thể độc lực cao HPAI (1995, 2001 và 2004). Ngược lại, vaccine vô hoạt chế tạo từ chủng virus H9N2 độc lực thấp đã và đang được sử dụng ở một số nước Châu Á, vùng Cận Đông và Đông Âu nhưng số lượng chưa được thống kê đầy đủ. Gần đây, vaccine vô hoạt H7 đã được dùng cho các vùng có nguy cơ cao ở phía Bắc Italia và tại một công ty nuôi gà con một ngày tuổi ở Mỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

Chƣơng II

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu dùng trong nghiên cứu

- Số liệu thu thập từ Chi cục Thú y Hà Nội và kết quả điều tra trực tiếp tại các địa phương của tỉnh Hà Tây cũ, kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương.

- Bơm tiêm, kim tiêm, tăm bông, hộp xốp, tủ lạnh, dung dịch bảo quản dịch ổ nhớp, dụng cụ bảo hộ lao động.

- Vaccine cúm gia cầm H5N1 vô hoạt nhũ dầu của Trung Quốc.

- Trang thiết bị, hóa chất thí nghiệm dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm cúm gia cầm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung Ương.

- Huyết thanh của gà, vịt. - Dịch ổ nhớp của gà, vịt.

- Hồng cầu gà được lấy từ gà hoàn toàn khỏe mạnh về lâm sàng và trong huyết thanh không có kháng thể chống Newcastle, cúm gia cầm.

- Gà, vịt từ 2 tuần tuổi trở lên, khỏe mạnh về lâm sàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra hồi cứu về bệnh và thiệt hại kinh tế do dịch cúm gia cầm gây ra tại tỉnh Hà Tây cũ.

- Theo dõi tình hình thực hiện tiêm vaccine phòng dịch cúm gia cầm tại tỉnh Hà Tây cũ theo quy định sử dụng vaccine tạm thời của Bộ NN0 & PTNT.

- Xác định đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của gà, vịt được tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm H5N1.

- Giám sát virus học các đàn gà, vịt được tiêm vaccine.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu, điều tra hiện trạng, lấy mẫu ngẫu nhiên, khách quan, trung thực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.v

phòng thực hiện theo quy trình của nhà sản xuất vaccine.

- Xác định hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch của gà, vịt được tiêm vaccine bằng phản ứng HI.

- Giám định virus cúm gia cầm chủng H5N1 bằng phản ứng RT-PCR. - Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học trên Excel.

*Giám định virus phân lập bằng phản ứng ngăn trở ngƣng kết hồng cầu HI:

- Pha kháng nguyên 4HA/25 µl: Lấy độ pha loãng cuối cùng có phản ứng ngưng kết hồng cầu nhân với 4.

- Tiến hành phản ứng HI: Trên 1 đĩa chữ V (96 giếng) có thể tiến hành phản ứng HI với nhiều kháng huyết thanh của các subtyp khác nhau.

+ Nhỏ 25 µl PBS vào các giếng của đĩa.

+ Nhỏ tiếp 25 µl kháng huyết thanh vào giếng đầu tiên.

+ Pha loãng kháng huyết thanh theo cơ số 2, bằng cách chuyển 25 µl kháng huyết thanh từ giếng 1 sang giếng 2 và tuần tự đến giếng 12 và bỏ đi 25 µl cuối cùng.

+ Nhỏ 25 µl kháng nguyên 4HA đã chuẩn bị vào các giếng từ giếng 2 đến giếng 12. Thêm 25 µl PBS vào hàng đối chứng hồng cầu (giếng1).

+ Lắc đĩa và để ở nhiệt độ phòng 20 - 30 phút.

+ Nhỏ 25 µl dung dịch hồng cầu (1%) vào tất cả các giếng của đĩa. + Lắc đều để đĩa ở nhiệt độ phòng 40 phút sau đó đọc kết quả.

- Đọc kết quả: Hồng cầu lắng xuống đáy cho kết quả phản ứng dương

Một phần của tài liệu đánh giá đáp ứng miễn dịch trên đàn gia cầm sau khi tiêm phòng vaccine h5n1 trong chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm tại hà nội (Trang 38 - 95)