Sự thay đổi nhịp tim trớc, trong và sau gây tê

Một phần của tài liệu nghiên cứu phối hợp bupivacaine với các liều clonidine khác nhau trong gây tê tk đùi 3 trong 1 và tk hông to để phẫu thuật chi dưới (Trang 57 - 58)

100 bệnh nhân chia thành 3 nhóm

4.6.2.Sự thay đổi nhịp tim trớc, trong và sau gây tê

Kết quả nghiên cứu đợc trình bày ở bảng 3.20

Nhịp tim trung bình trớc gây tê của nhóm I: 90.44 lần/ phút, nhóm II: 90.97 lần/phút, nhóm III: 91.12 lần/phút. Nh vậy ở cả 3 nhóm, nhịp tim trung bình trớc gây tê là tơng đơng nhau.

ở nhóm I nhịp tim tơng đối ổn định trong suốt cuộc mổ và từ phút thứ 60 sau gây tê nhịp tim giảm so với trớc gây tê có ý nghĩa thống kê.

ở nhóm II từ phút thứ 30 sau gây tê và nhóm III từ phút thứ 20 sau gây tê nhịp tim trung bình giảm từ 7% đến 11% so với lúc trớc gây tê có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên với mức độ giảm nhịp tim này bệnh nhân cha phải dùng thuốc điều trị. Nh vậy, nhóm phối hợp với clonidine (nhóm II và nhóm III) nhịp tim giảm so với trớc gây tê có ý nghĩa thống kê sớm hơn so với nhóm chứng (nhóm I). Tuy nhiên không có sự khác biệt về nhịp tim giữa các nhóm ở các thời điểm nghiên cứu.

Trong GTTS, theo tác giả Kaabachi khi sử dụng bupivacaine 15 mg kết hợp với clonidine 150 àg thì nhịp tim giảm 30%. Nh vậy, so với phơng pháp gây tê TK đùi 3 - 1 và TK hông to thì phơng pháp GTTS ảnh hởng tới nhịp tim nhiều hơn [39].

So sánh nhịp tim tại thời điểm kết thúc phẫu thuật với thời điểm trớc gây tê ở cả 3 nhóm cho thấy nhịp tim giảm có ý nghĩa thống kê. Điều này đợc giải thích nh sau: các bệnh nhân bị chấn thơng thờng trong tình trạng thiếu

khối lợng tuần hoàn (do mất máu, do phải nhịn ăn trớc phẫu thuật ...), do bị đau nên nhịp tim thờng nhanh hơn so với bình thờng, sau gây tê bệnh nhân đã đợc bù đủ khối lợng tuần hoàn và đợc sử dụng thuốc an thần, đợc giảm đau tốt nên nhịp tim thờng giảm và ở mức ổn định hơn trớc gây tê.

Tác giả Singelyn không thấy hạ huyết áp và mạch chậm, an thần với liều clonidine 0.1 – 0.5 àg/kg khi tiêm vào ĐRTKCT đờng nách, nhng ngợc lại Bernard khi phối hợp clonidine với lidocaine gây tê ĐRTKCT thì lại thấy có tác dụng trên an thần, huyết động, nhịp tim ngay cả với liều 30 àg.

Tác giả Buttner đã dùng clonidine 240 àg phối hợp với thuốc tê trong gây tê ĐRTKCT thấy tác dụng chậm nhịp tim rất rõ [158]. Còn Bernard khi sử dụng 400 mg lidocaine kết hợp với clonidine với các liều khác nhau theo thứ tự 30, 60, 300 àg trong gây tê ĐRTKCT, thấy ở nhóm phối hợp với 300 àg clonidine có bệnh nhân nhịp tim giảm dới 45 lần/phút [15].

Nh vậy, tác dụng trên an thần, huyết áp, và nhịp tim phụ thuộc vào liều clonidine sử dụng [14].

Vì vậy, việc tìm liều clonidine để đáp ứng kéo dài thời gian vô cảm mà không ảnh hởng đến nhịp tim là rất cần thiết cho sự an toàn của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phối hợp bupivacaine với các liều clonidine khác nhau trong gây tê tk đùi 3 trong 1 và tk hông to để phẫu thuật chi dưới (Trang 57 - 58)