Thành phần chủ yếu của cánh kiến đỏ

Một phần của tài liệu Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ (Trang 46 - 47)

3.1. Nhựa cánh kiến đỏ

Nhựa là thành phần chủ yếu cuả cánh kiến đỏ. Nhựa cánh kiến đỏ là một hỗn hợp các polyeste, dẫn xuất của các axit béo hyđro và các axit sesquiterppen, phân tử lợng của nó khoảng 1000.

Nhựa cánh kiến đỏ là một loại nhựa tính axit, tổ thành hoá học của nó tơng đối phức tạp, thông qua quá trình thuỷ phân bazơ của nhựa, có thể thu đợc hỗn hợp của axit thành phần.

Dùng ete có thể tách thành 2 phần: nhựa cứng (70%) không hoà tan trong ete và nhựa mền (30%) hoà tan trong ete. Hai phần nhựa này không có kết hợp hoá học với nhau, mà chỉ là một hỗn hợp vật lý. Nhựa cứng có những tính chất đặc chng nhất của nha cánh kiến đỏ, còn nhựa mền có vai trò là một chất dẻo cho nhựa cứng.

3.2. Chất màu cánh kiến đỏ

Chất mầu trong cánh kiến đỏ đợc chia làm 2 loại, một là loại chất mầu hoà tan trong nớc (axit laccaic), gọi là chất mầu hồng, trong cánh kiến đỏ có khoảng 1 – 3%, tồn tại chủ yếu trong xác con cánh kiến đỏ, trong quá trình chế biến hoàn toàn có thể bị n- ớc rửa ra. Một loại chất mầu khác không hoà tan trong nớc, gọi là chất mầu vàng (Erythrolaccin), tỷ lệ tơng đối ít, khoảng 0,1%, cùng với nhựa hoà tan trong cồn và một số dung môi khác, đó là nguyên nhân làm cho cánh kiến đỏ có mầu vàng nhạt, nâu hồng hoặc nâu đậm.

Sản phẩm tinh khiết của chất mầu hồng, hoà tan rất ít trong nớc khi ở 350C, độ hoà tan của nó khoảng 0,13%, độ tinh khiết càng cao, độ hoà tan càng nhỏ. Trong cánh kiến đỏ nó có thể tồn tại dạng muối natri và kali tan trong nớc.

Chất mầu hồng cánh kiến đỏ dể tan trong metanol, pentanol, axeton, axit axetic và axit formic, không hoà tan trong ete, benzen hoà tan chậm trong cồn. Có thể hoà tan …

trong các dung dịch bazơ nh: NaHCO3, Na2CO3, NaOH nh… ng lại rất không ổn định trong dung dịch bazơ, dễ phân giải, vì thế, quá trình tinh chế chất mầu hồng phải tiến hành trong môi trờng axit.

Tính chụi nhiệt của chất mầu hồng cánh kiến đỏ tơng đối tốt, phân giải ở 1800C, chụi ánh sáng tốt, mầu nhạt chậm dới tác dụng của tia tử ngoại. Mầu của dung dịch tan trong nớc thay đổi theo pH. Chất mầu hồng thờng đợc dùng làm chất mầu trong thực phẩm, dợc phẩm và mỹ phẩm.

Chất mầu vàng không tan trong nớc, có thể hoà tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ hoà tan nha cánh kiến đỏ, làm cho dung dịch có mầu vàng da cam. Chất màu này chỉ có thể loại bỏ bằng hoá chất tẩy trắng hoặc hấp phụ của than hoạt tính.

3.3. Sáp cánh kiến đỏ

Trong nguyên liệu cánh kiến đỏ, sáp có khoảng 5 – 6%, trong cánh kiến đỏ ở dạng hạt và dạng màng mỏng có từ 1 – 5,5%, trong cánh kiến đỏ không sáp dới 0,5%, Sáp là sản phẩm phụ của quá trình chế biến cánh kiến đỏ, nó đợc sử dụng trong công nghiệp.

Sáp có thể chia ra: thành phần tan trong cồn nóng khoảng 80%, không tan trong cồn nóng và benzen khoảng 20%.

Sáp cánh kiến đỏ là loại sáp cứng, nhiệt độ nóng chẩy cao, độ bóng tốt, thẩm thấu kém…

Sáp là chất tăng tính dẻo tự nhiên của nhựa cánh kiến đỏ. Nó có thể tăng tính bám của màng cánh kiến đỏ.

Dùng sáp phun, quét lên trứng, rau quả, có thể làm giảm nớc bay hơi và nấm mốc từ bên ngoài, làm cho trứng, rau quả tơi, kéo dài thời gian bảo quản.

3.4. Các thành phần khác

Trong cánh kiến đỏ ngoài nhựa, chất mầu, sáp ra còn một ít chất khác, nh đờng, albumin, muối khoáng, xác con cánh kiến đỏ và loại chất có mùi khi cánh kiến đỏ nóng chẩy. Để có thể nâng cao độ tinh khiết của nhựa cánh kiến đỏ, các tạp chất vô cơ và hữu cơ đều phải loại bỏ triệt để trong qua trình chế biến cánh kiến đỏ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ (Trang 46 - 47)