- Tuy công ty Cổ Phần Nhôm Khánh Hòa chưa có bộ phận kế toán quản trị riêng biệt nhưng công ty đã quan tâm và bước đầu chú trọng đến lĩnh vực kế toán quản trị trong việc sản xuất sản phẩm nhom tại công ty. Điều đó đ ược thể hiện qua việc hàng quí công ty xây dựng dự toán khối lượng sản phẩm nhôm và dự toán các chi phí phục vụ cho việc sản xuất nhôm tại nh à máy.
- Công ty đã xây dựng bảng định mức tiêu hao cho sản xuất 1 tấn nhôm thành phẩm.Từ đó , công ty có thể dự toán đ ược khối lượng nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Đây l à căn cứ quan trọng để công ty xây dựng các bảng dự toán chi phí.
2.3.2Những mặt hạn chế:
-Đối với bảng định mức chi phi m à công ty xây dựng:
Bảng định mức chi phí do phòng kinh tế kế hoạch lập, trong nội dung của bảng định mức chi phí này phòng kinh tế kế hoạch chỉ quan tâm đến chi phí nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất ở từng phân x ưởng mà không quan tâm đến định mức chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị để sản xuất ra một tấn nhôm. Việc bỏ qua chi phí khấu hao là một cách nhìn nhận sai lầm trong việc xây dựng định mức chi phí, bởi có máy móc, nhà xưởng ta mới có thể tiến hành sản xuất được. Hơn nữa, chi phí xây dựng nhà xưởng cũng như máy móc phục vụ cho sản xuất nhôm là rất lớn. Do vậy mà cần phải tính vào giá thành nhôm để có thể thu hồi lại vốn đã bỏ ra của công ty. Như vây, việc lập bảng định mức chi phí cần thiết để của công ty l à chưa được chính xác.
-Đối với đối tượng tập hợp chi phí :
Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng công ty không tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng, công ty cũng không tập hợp chi phí theo từng phân xưởng. Công ty lại chọn đối tượng tập hợp chi phí là toàn nhà máy, do vậy mà nhà quản trị không đánh giá được trách nhiệm trong quá trình sử dụng và quản lý nguyên vật liệu của từng phân xưởng như thế nào. Đây có thể nói là một hạn chế lớn của công ty trong quá trình đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm chi phí (các phân xưởng sản xuất).
-Đối với công tác hạch toán chi phí:
+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toán nhà máy, do vậy mà khi phát sinh các khoản chi phí vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm tại nh à máy, kế toán có thể định khoản vào tài khoản 621, hoặc 6272 , 6273 một cách t ùy tiện, bởi theo quan điểm của kế toán tại công ty tất cả những khoản chi phí n ày cũng đều kết chuyển vào tài khoản 154 để xác định giá thành sản phẩm. Việc nhìn nhận như vậy của nhân viên kế toán tại công ty là sai bởi mỗi tài khoản để mang một ý nghĩa kinh tế khác nhau, chúng ta cần tôn trọng nguy ên tắc hạch toán của mỗi một tài khoản. Ngoài ra việc hạch toán đúng vào mỗi tài khoản sẽ giúp cho nhà quản trị đánh giá tình hình sử dụng chi phí của mỗi nơi để từ đó có biện pháp kiểm soát chi phí thích hợp.
+ Có những khoản chi phí phát sinh cần phải hạch toán v ào chi phí ở quý trước nhưng đến quý này công ty mới ghi nhận: như chi phí điện thoại, chi phí trà, nước, chi phí vệ sinh phân xưởng…. Như vậy, làm cho việc tính giá thành trong quý của công ty không được chính xác nữa. Vì nó đã bao gồm chi phí của quý trước, như vậy làm cho việc đánh giá giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch không được chính xác. Vì vậy mà nhà quản trị không biết được giá thành tăng là do sử dụng lãng phí nguyên vật liệu hay giá thành tăng là do có bao gồm chi phí phát sinh quý trước, nên họ không thể đưa ra quyết định chính xác được.
-Tình hình kiểm soát chi phí vật liệu tại công ty:
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các chi phí vật liệu phát sinh phục vụ cho sản xuất toàn phân xưởng, công ty không kiểm soát đ ược chặt chẽ. Như đã nói phần trên, bảng định mức tiêu hao cho sản xuất 1 tấn sản phẩm nhôm là do phòng kinh tế kế hoạch lập nhằm xác định khối l ượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất một khối lượng nhôm cụ thể trong quý. Nhưng nhiệm vụ của phòng kinh tế kế hoạch chỉ dừng lại ở đó, còn việc lập giấy đề nghị xuất vật tư công cụ dụng cụ cho sản xuất với số lượng bao nhiêu thì do bộ phận sản xuất lập. Giấy đề nghị xuất vật tư này, chỉ do giám đốc nhà máy nhôm và tổng giám đốc, kế toán trưởng kí duyệt mà thôi, chứ không được xét duyệt thông qua phòng kinh tế kế hoạch. Đây là hạn chế lớn bởi phòng kinh tế kế hoạch đã lập bảng chỉ tiêu định mức tiêu hao, đã xác định số lượng nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho sản xuất sản phẩm l à bao nhiêu, thì phòng có thể theo dõi được tình tình xuất vật tư cho sản xuất được chính xác hơn. Có như vậy thì bộ phận sản xuất ở phân xưởng mới có trách nhiệm sử dụng đúng số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, tránh hư hỏng, lãng phí. Hạn chế này là một lỗ hổng lớn trong quá trình kiểm soát chi phí nguyên vật liệu của công ty.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHÔM KHÁNH H ÒA.
Chi phí là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với bất cứ doanh nghiệp n ào khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vì chi phí cao hay thấp sẽ quyết định đến mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Không phải ngẫu nhiên mà trước khi ra đời kế toán quản trị , kế toán chi phí đ ã được hình thành và phát triển trong nhiều thập kỉ. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của thông tin chi phí đối với nhà quản lý. Việc quản lý và kiểm soát chi phí là nhiệm vụ khó khăn nhưng bất cứ nhà quản lý nào cũng cố gắng hết sức để thực hiện, bởi tác dụng của nó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp:
-Cung cấp phương tiện thông tin một cách có hệ thống to àn bộ kế hoạch của doanh nghiệp. Một khi dự toán đã được công bố thì không còn sự nghi ngờ gì về mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được và đạt bằng cách nào.
-Điều quan trọng hơn là xác định được mục tiêu cụ thể làm căn cứ để đánh giá mức độ thực hiện cũng như tìm ra khe hổng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp để từ đó có thể khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất những vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp.
-Lường trước những khó khăn chúng chưa xảy ra để có phương án đối phó kịp thời và đúng đắn.
-Kết hợp toàn bộ những hoạt động của của công ty bằng các kế hoạch của các bộ phận khác. Nhờ vậy mà đảm bảo cho dự toán kế hoạch của từng bộ phận đề ra ph ù hợp với mục tiêu chung của công ty.
Đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như ngày nay, để thành công và đứng vững trên thị trường, đòi hỏi mỗi nhà quản trị luôn luôn cố gắng làm sao để công ty đạt được mục tiêu đề ra, có thể tối đa hóa lợi nhuận , tối đa hóa các giá trị cổ đông , giảm thiểu chi phí hay gia tăng thị phần … mọi mục tiêu đều nhằm đưa công ty đi lên nhưng dù mục tiêu nào đi nữa thì nhà quản trị phải đảm bảo uy tín chất lượng về sản phẩm mình cung cấp làm sao để thương hiệu của Công ty có chỗ đứng trên thị trường và luôn hướng tới một thị trường lớn đầy tiềm năng và hấp dẫn hơn.
Chính vì vậy, mà trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Nhôm Khánh Hòa, em đã tìm hiểu thực tế và dựa trên những kiến thức đã học ở trường, em mạnh dạn đưa ra các kiến nghị sau đây nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty được tốt hơn: