Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học trong cả nước đã và đang tham gia nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp bảo quản vải khác nhau (trong đó có áp dụng các công nghệ bảo quản của các nước có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này như Trung Quốc, Thái Lan, Israel, Nam Phi, Australia v.v…), Viện nghiên cứu rau quả, Viện cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, trường Đại học nông nghiệp I v.v… nhưng tất cả đều ở giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm ở qui mô nhỏ, chưa có ứng dụng lớn do chưa có các giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề.
Từ năm 1997 đến năm 1999 Viện Công nghệ sau thu hoạch đã tiến hành nghiên cứu qui trình công nghệ bảo quản vải một cách tương đối hệ thống và toàn diện, khảo sát nguyên liệu ở cả 3 vùng trồng vải điển hình ở Việt Nam, đó là Lục Ngạn, Thanh Hà và Đông triều để xác định các giải pháp kỹ thuật từ khâu thu hái đến khâu tiêu thụ, sử dụng các chế độ nhiệt độ khác nhau (nhiệt độ
thường, nhiệt độ mát và lạnh). Về lý thuyết, các kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ sau thu hoạch đã xác định được qui trình công nghệ bảo quản vải thiều có thể duy trì được chất lượng thương phẩm đến 5 ngày với tỷ lệ quả hỏng dưới 5% ở nhiệt độ thường, đến 30 ngày nếu ở nhiệt độ lạnh 4-6oC. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn xác định được các biện pháp xử lý một số các hoá chất bảo quản như xông lưu huỳnh 2g/m3, nhúng carbendazim (CBZ) 1,0g/l ở nhiệt độ
52oC, đặt chất hấp thụ ethylen (R3) 1,5g/kg quả và các giả pháp về bao gói (thùng gỗ hoặc tre nan thưa lót túi LPDE 0,03mm buộc kín. Các kết quả nghiên cứu này đã được Viện công nghệ sau thu hoạch đã được áp dụng vào bảo quản thử nghiệm ở qui mô 8-10 tấn. Tuy nhiên còn có một số tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, đó khả năng ứng dụng ở qui mô lớn còn hạn chế, và
đặc biệt là hiện tượng biến màu sau khi ra kho vẫn diễn ra rất nhanh không thể
Viện nghiên cứu rau quả cũng đã nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm qui trình tổng hợp bảo quản vải Lục Ngạn và Thanh Hà ở nhiệt độ thường (27- 32oC) và nhiệt độ lạnh (4-6oC), ứng dụng các phương pháp bao gói khác nhau cố
kết hợp một số biện pháp xử lý bổ trợ như xông khí SO2, xử lý Topsin-M, benlate, Carbendazim ở qui mô thí nghiệm (50-100kg) và qui mô vừa (1-1,5 tấn) và đã cho kết quả khả quan với thời hạn bảo quản tới 30 ngày và đặc biệt là sự
thành công bước đầu trong việc ổn định màu sắc tự nhiên của vỏ quả sau khi bảo quản bằng cách nhúng trong dụng dịch a xít loãng. Hiện nay Viện nghiên cứu rau quảđang tiếp tục tập trung nghiên cứu hoàn thiện nội dung này.
Tóm lại, các phương pháp bảo quản chính đang được dùng rộng rãi hiện nay trong bảo quản vải là:
Bảo quản bằng hoá chất: có tác dụng ức chế và diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh. Các hoá chất phổ biến là Topsin-M, Benlate và các chất tạo khí SO2 (lưu huỳnh, Natri bisulfite – NaHSO3)
Các loại thuốc hoá học tổng hợp trừ nấm bệnh đang được sử dụng rộng rãi trong việc phòng trừ các bệnh sau thu hoạch ở quả. Phương pháp này có nhiều
ưu điểm:
- Hiệu quả cao trong bảo quản dài ngày. Không giống như việc phòng trừ ở đồng ruộng, phòng trừ bệnh sau thu hoạch thường phải đạt hiệu suất 95-99%. Các loại thuốc trừ nấm hiện nay có thể đạt các mức này.
- Dễ sử dụng, giá thành thấp.
Các nhược điểm chính của phương pháp bảo quản này là:
- Phát triển tính kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là khi loại thuốc đó được sử dụng cho cả 2 giai đoạn trước và sau thu hoạch.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người (người tiêu dùng, người sản xuất v.v…). Trong những năm gần đây, sự gia tăng hiểu biết liên quan đến các nhà quản lý trách nhiệm về sức khoẻ cộng đồng, các chỉ tiêu về mức cho phép của các hoá chất dư thừa trong sản phẩm luôn luôn được cập nhật và ngưỡng tối đa cho phép ngày càng được hạ thấp. Tác hại của vấn đề dư lượng hoá chất ngày càng được làm sáng rõ và được hiểu biết nhiều hơn do các phương pháp phân
tích dư lượng hoá chất độc hại ngày càng được nghiên cứu và hoàn thiện. Điều này đã đặt ra thách thức lớn cho việc sử dụng hoá chất trong bảo quản thực phẩm nói chung và rau quả nói riêng.
Bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến (modified atmosphere - MA) bằng cách bảo quản trong túi PE kín hoặc đục lỗ, bao bọc trong màng sáp, trong giấy … Phương pháp bảo quản này có tác dụng tạo ra bầu khí quyển có thành phần O2, CO2 khác với thành phần của khí quyển bình thường (0,03% CO2, 20,97% O2, còn lại là N2) chính vì thế nên có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật gây bệnh và đồng thời làm giảm hoạt động trao đổi chất của quả, kéo dài thời hạn tồn trữ của vải .
Bảo quản ở nhiệt độ thấp: là phương pháp được sử dụng để bảo quản rau quả, thực phẩm phổ biến nhất hiện nay ở các nước phát triển. Nhiệt độ thấp không những có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật gây bệnh mà còn làm giảm cường độ hô hấp của quả. Chính vì thế mà kéo dài thời hạn tồn trữ. Ở
nước ta hiện nay phương pháp bảo quản lạnh chưa được ứng dụng rộng rãi trong bảo quản rau quả do các lý do kinh tế và kỹ thuật.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác nhưng ít được nghiên cứu và ứng dụng. Đó là: bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, bảo quản bằng khí quyển
điều chỉnh (Controlled Atmosphere), bảo quản bằng ô-zôn và bảo quản bằng phương pháp xử lý nhiệt.
Trong tất cả các phương pháp bảo quản nêu trên, phương pháp bảo quản bằng hoá chất là hiệu quả kinh tế hơn cả, chi phí bảo quản thấp. Phương pháp bảo quản này có thể kèo dài thời hạn tồn trữ của vải lên 7-10 ngày ở điều kiện thường và 20-30 ngày ở nhiệt độ 5oC. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới phạm vi sử dụng các loại hoá chất này đang bị thu hẹp do những tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và những ảnh hưởng xấu đến môi trường chung quanh (gây ô nhiễm môi trường, làm thủng tầng ô-zôn…).