III Tổng thu sau khi trừ các chi phí
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
1. Ấn Độ là quốc gia có diện tích và sản lượng vải lớn đứng thứ 2 sau Trung
Quốc. Công nghệ và kỹ thuật xử lý và bảo quản vải của Ấn Độ đã được
nghiên cứu và phát triển rộng rãi, trong đó có kỹ thuật làm lạnh sơ bộ (Precooling), xử lý xông SO2, xử lý ổn định màu của vỏ quả vải bằng các dung dịch có pH thấp (HCl, a xít citric) và ứng dụng một số bao bì đục lỗ nhỏ li ti (Micro-perforated films). Viện nghiên cứu rau quả trên cơ sở các nội dung hợp tác với Viện nghiên cứu thực phẩm Ấn Độ (CFTRI) trong
khuôn khổ của Chương trình nghị định thư Việt Nam - Ấn Độ đã nghiên cứu có ứng dụng các kinh nghiệm các kinh nghiệm nói trên của đối tác
vào điều kiện thực tế của nước ta.
2. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu rau quả có ứng dụng các kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy quả vải sau khi được xử lý theo qui trình mới có thế bảo quản được trên 4 tuần ở nhiệt độ 4±1oC, tỷ lệ quả thương phẩm
đạt trên 95%. Chất lượng cảm quan của sản phẩm đạt 8.3 điểm theo thang
Hedonic (Tương đương với mức “Rất thích”). Sau thời gian ra kho 2 ngày bằng cách để trong thùng xốp cách nhiệt chất lượng thương phẩm vẫn
được duy trì và đạt 7.5 điểm theo thang Hedonic.
3. Qui trình cơng nghệ xử lý và bảo quản mới đã dược ứng dụng thử nghiệm tại một số doanh nghiệp kinh doanh ra rau quả, nông sản. Kết quả thử nghiệm mơ hình ở qui mơ 50 tấn/lượt cho thấy hiệu quả kinh tế tăng hơn 20% so với việc tiêu thụ tươi.
2. Kiến nghị
1. Đề nghị Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Nhà nước cho phép
nghiệm thu kết quả của nhiệm vụ.
2. Đề nghị Bộ Khoa học và công nghệ cho phép Viện nghiên cứu rau quả được hợp tác với Viện nghiên cứu thực phẩm trung ương Ấn Độ (CFTRI) để nghiên cứu ổn định màu bằng cách sử dụng một số enzyme được chiết