Nam, Ấn Độ
Thời hạn tồn trữ của vải không những phụ thuộc vào công nghệ bảo quản sau thu hoạch mà cịn phụ thuộc vào các q trình trước thu hoạch như chọn tạo giống, kỹ thuật thâm canh, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, thời điểm và
phương pháp thu hái, phương thức và phương tiện vận chuyển về kho bảo quản. Thông thường, quả vải khi cịn ở trên cây có màu đỏ hồng rất hấp dẫn, tuy nhiên sau khi thu hoạch vỏ quả thấy đổi rất nhanh và chuyển sang màu nâu kém hấp dẫn do quá trình “Browning” diễn ra trong vỏ quả. Ở điều kiện thường q
trình này có thể diến ra trong vịng 48 tiếng. Mặt khác, vải có hàm lượng tanin trong vỏ cao, do đó khi bảo quản ở độ ẩm thấp, có đủ ơ-xy, dưới tác dụng của
enzym polyphenol oxidase (PPO) các chất màu anthocyanin bị phân hủy tạo ra các “sản phẩm phụ” có màu nâu làm cho vỏ quả bị nâu hoá (Browning) rất nhanh và giảm giá trị thương phẩm của vải. Đây là vấn đề tồn tại lớn nhất trong bảo quản vải, cho đến nay chưa có biện pháp giải quyết triệt để.
Xử lý vải bằng khí SO2 nhằm mục đích ức chế q trình nâu hóa do enzym
được cho là có hiệu quả và hiện tại được ứng dụng ở qui mô thương mại ở nhiều
nước. Ngoài ra việc áp dụng xử lý bằng dung dịch a xít lỗng cũng có tác dụng nhất định trong việc duy trì màu sắc tự nhiên của quả vải (Zauberman et al.,
1991).
Thông thường sau khi thu hái khỏi cây khoảng 1 ngày ở điều kiện thường (tháng 6), quả vải đã có dấu hiệu biến chất, đặc biệt là màu sắc của vỏ quả bị nâu hoá (browning). Khi vỏ quả đã bị biến màu thì giá trị thương phẩm của quả giảm
đi nhanh chóng. Tiếp theo sự biến nâu vỏ quả là khô, rám, mốc, chảy nước và
cuối cùng là hư hỏng hồn tồn.