các nước khác
Ở Australia vải được trồng chủ yếu tại bang Queensland. Mặc dù sản
lượng vải của Australia không lớn so với các loại quả chủ lực khác (táo, đào, mận, nectarine v.v…), tuy nhiên các nhà khoa học Australia, đặc biệt là Dr. Underhill S.J.R và Dr John S. Bagshaw đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về cơng nghệ sau thu hoạch của quả vải. Các nhà khoa học Australia đã tập trung nghhiên cứu sâu vào vấn đề xác định cơ chế nâu hóa vỏ quả và biện pháp hạn
chế.
Tầm quan trọng của việc duy trì ẩm độ thích hợp trong mơi trường bảo
Trước đây người ta đã sử dụng các phương pháp bao gói khác nhau để làm giảm sự bốc hơi nước như túi cỏ, đay, sọt tre có lót lá tươi (Singh 1957). Sọt tre được dùng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và một phần ở Ấn Độ. Tại các điểm
trung chuyển người ta thường vẫy nước để duy trì độ ẩm cho sản phẩm. Bằng
cách này màu sắc của quả vải đã được duy trì đáng kể.
Việc ứng dụng công nghệ bảo quản lạnh trong những năm 1930 là một
bước ngoặt trong việc phát triển cây vải. Lần đầu tiên vải có thể bảo quản dài
ngày do đó thị trường tiêu thụ được mở rộng, đặc biệt là ở Nam phi và Florida.
Bảo quản lạnh cho đến nay vẫn là phưong pháp hữu hiệu nhất trong việc kéo dài thời hạn tồn trữ của sản phẩm. Hàng loạt các công nghệ lạnh đã được thiết lập
và ứng dụng như làm lạnh bằng nước (hydro-cooling), làm lạnh bằng nước đá,
làm lạnh bằng khí cưỡng bức (forced air cooling) v.v… Bao gói:
Đã có các nghiên cứu thử nghiệm bàn đầu về việc ứng dụng các dạng bao
gói khác nhau từ giấy và vải (Mukerjee 1957); túi PE đục lỗ (Guar và Bajpai, 1978), màng chất dẻo và túi PVC (Singh 1957, Campbell 1959) và thậm chí bọc từng quả vải trong giấy nhôm (Macfie 1955). Các kết quả thu được rất khác nhau, khi thì độ ẩm quá cao do nước ngưng tụ trong bao gói kích thích sự phát
triển của vi sinh vật, khi thì độ ẩm khơng kiểm sốt được.
Bao gói vải trong bao bì chất dẻo vào bảo quản ở nhiệt độ 5oC kết hợp với xử lý hóa chất sua thu hoạch có tác dụng chống biến màu vỏ quả và có thể bảo quản tới 5 tuần (Scott et al. 1982; Huang và Scott 1985; Wong, et al. 1991).
Sử dụng màng phủ bề mặt (Surface coating):
Trên cơ sở hiệu quả rõ rệt của màng phủ đối với các loại quả khác, các
nhà khoa học đã áp dụng thử nghiệm đối với quả vải, trong đó có dung dịch wax (Datta, et al. 1963; Prasad và Bilgrrami 1973; Gour và Bajpai, 1978; Bhular et al. 1983), tuy nhiên khơng có hiệu quả rõ rệt. Kết quả nghiên cứu mới đây của Underhill và Simons cho thấy có sự xuất hiện của các vết rạn nhỏ (micro cracking) trên bề mặt vỏ quả ngay sau khi thu hái. Các vết rạn tương tự cũng
nhân gây mất nước trên vỏ quả. Điều này đã giải thích một phần hạn chế của
việc sử dụng màng phủ trong việc hạn chế sự nâu hóa của vỏ quả vải. Xử lý bằng SO2:
SO2 đang được sử dụng rộng rãi ở Nam Phi (Swart 1985, 1989), Reunion (Menzel 1990), Thái land (Tongdee) và Israel (Zauberman et al. 1991) trong việc chống nâu hóa vỏ quả vải. Thơng thường vải được xử lý tại chỗ bằng cách đốt
trực tiếp bột lưu huỳnh (Zauberman 1989) hoặc khí SO2. SO2 được cho là chất có tác dụng hạn chế hoạt lực của enzyme polyphenol oxydase (Goodman và Markakis 1965; Mayer và Harel 1979), ngồi ra nó cịn có tác dụng diệt nấm bệnh. Tuy nhiên SO2 làm mất màu vỏ quả rất nhanh do tạo thành các tổ hợp các anthocyanin –SO3H không màu. Mặc dù màu sắc của quả sẽ được tái tạo sau
khoảng 24-48 giờ nhưng vỏ quả vẫn có màu vàng cam nhạt. Tốc độ tái tạo màu này phụ thuộc vào nồng độ SO2 và thời gian xử lý.
Phương pháp xử lý bằng SO2 có tác dụng rất hữu hiệu. Hàng loạt các phương pháp như nhúng trong dung dịch NaHSO3, sử dụng các túi nhỏ chứa Natri bisulfite (NaHSO3), đốt trực tiếp bột lưu huỳnh và xông trực tiếp bằng khí
SO2 đã được sử dụng. Tuy nhiên tác dụng của chúng cũng khác nhau. Xử lý
bằng cách đốt trực tiếp bột lưu huỳnh được cho là phương pháp phổ thông và dễ áp dụng nhất, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khó có thể điều
chỉnh được chính xác nồng độ xử lý và hiện tượng thẩm thấu SO2 vào thịt quả rất phổ biến (Lonsdale và Kremer-Kohn 1990). Xử lý bằng cách sử dụng khí SO2 có
ưu điểm là có thể kiểm sốt được chính xác nồng độ cần xử lý. Hơn nữa, xử lý
bằng khí SO2 tiết kiệm được thời gian xử lý (khoảng 10 phút) chính vì thế được
áp dụng rộng rãi trong thực tế. Việc xử lý bằng cách đặt các túi nhỏ chứa Natri bisulfite (NaHSO3) trong các túi đựng quả vải cũng đã được sự áp dụng, tuy
nhiên có nhược điểm là gây tổn thương cho sản phẩm tại các điểm tiếp xúc trực tiếp và khơng thể kiểm sốt chính xác được nồng độ cần xử lý.
Các nghiên cứu của Zauberman et al. (1989, 1991) và Critchley (1990) cho thấy hiệu quả bổ sung của việc nhúng quả vải trong mơi trường a xít lỗng (pH thấp) sau khi đã xử lý SO2. Quả được nhúng trong môi trường a xít HCl
nồng độ 1N trong 2 phút sẽ có tác dụng khơi phục hồn tồn màu sắc tự nhiên
của quả vải trong vòng 24 giờ. Phương pháp xử lý này hầu như không ảnh hưởng
đến chất lượng thương phẩm của quả vải tuy vẫn có dấu hiệu của việc thẩm thấu
của dung dịch a xít vào thịt quả. Việc nhúng a xit phải được thực hiện sau khi xử lý SO2, mặc dù thỉnh thoảng điều này có thể gây nứt quả nếu nhúng ngay sau
khi xử lý SO2. Việc nhúng a xít sau 8 giờ kể từ khi xông SO2 được sử dụng phổ biến ở Israel để đề phòng nứt quả.
Công nghệ xông SO2 và nhúng dung dịch a xít lỗng (pH thấp) hiện đang
được sử dụng rộng rãi ở Israel để xuất khẩu đến các thị trường châu Âu như
Vương Quốc Anh, Pháp, Hà Lan. Việc xử lý vải bằng SO2 có lẽ sẽ được tiếp tục phát triển tại các nước hiện tại đang sử dụng công nghệ này như Nam phi, Thái lan Việt Nam v.v… Tuy nhiên mối quan ngại của người tiêu dùng đối với việc sử dụng hóa chất cho nơng sản có thể sẽ hạn chế giá trị dài hạn công nghệ trong tương lai.
Kiểm soát bệnh sau thu hoạch ở quả vải:
Quả vải dễ rất dễ bị nhiễm các bệnh sau thu hoạch như Anthracnose (do
Colettotrichum spp.) và Phomopsis rot (do Phomopsis sp.) là các bệnh nhiễm từ
lúc quả còn xanh trên cây cho đến khi thu hoạch và tiêu thụ. Các bệnh khác như blue mould (do Penicillium spp.) và transit rot (do Rhizopus stolonifer) xuất hiện trong các khâu trong nhà đóng gói và bảo quản. Trong quá trình bảo quản và tiêu thụ quả vải bệnh sau thu hoạch sẽ phát triển rất nhanh nếu không tuân thủ các điều kiện sau đây:
Nhiệt độ: Nhiệt độ là điều kiện tối quan trọng trong bảo quản vải. Nhiệt độ thấp không những hạn chế tối đa các hoạt động sống (hô hấp, sản simh etylen
…) và trao đổi chất mà cịn có tác dụng hạn chế rất đáng kể sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Đối với quả vải nhiệt độ bảo quản tối ưu là 0-5oC.
Xử lý hóa chất bảo quản: Hóa chất được dùng rộng rãi hiện nay là
Benlate thương phẩm (Benomyl). Xử lý bằng cách nhúng trong dung dịch 0,05% benomyl trong 2 phút ở nhiệt độ 50oC. Tuy nhiên việc xử lý trong dung
dịch nóng 50oC sẽ làm tăng hiện tượng nâu hóa nếu chế độ nhiệt độ khơng được kiểm sốt một cách nghiêm ngặt.
Lựa chọn, phân loại: quá trình lựa chọn, phân loại cần phải được tiến
hành cẩn thận. Đa số các vi sinh vật gây bệnh thâm nhập qua các vết tổn thương cơ học trên vỏ quả. Tấc cả các quả bị tổn thương cơ học, có dấu hiệu nhiễm bệnh cần phải được loại bỏ trước khi bảo quản.
Vệ sinh nhà đóng gói, bảo quản: Hư hao do vi sinh vật như blue mould
và trasit rot có thể giảm đáng kể nếu các điều kiện vệ sinh trong nhà đóng gói và khu vực bảo quản được được duy trì. Tất cả các thiết bị và nơi làm việc phải được rửa và khử trùng thường xuyên. Tất cả các quả bị bệnh cần phải được vứt
bỏ khỏi khu vực đóng gói ngay lập tức.
Kiểm soát bệnh sau thu hoạch: Do xử lý bằng benomyl nóng 50oC có thể sẽ làm hỏng quả nếu khơng kiểm sốt được chính xác chế độ nhiệt độ nên
các phương pháp khác cũng đã được nghiên cứu và áp dụng như xơng
SO2/nhúng dung dịch a xít lỗng được thiết lập bởi DPI Queensland nhằm chống biến màu vỏ quả. Một tác dụng khác của SO2 là hiệu quả đối với việc tiêu diệt
nấm Colettotrichum spp. (Anthracnose). Tuy nhiên xử lý bằng SO2 không thể giải quyết được vấn đề tái nhiễm các chủng loại nấm như Penicillium spp. (blue mould) trong quá trình bảo quản. Quả đã được xử lý bằng SO2 cũng cần phải
được đóng gói hợp lý, bảo quản lạnh. Vải đã được xử lý bằng SO2 và đóng gói
Phần II