802.11e (hay những chuẩn có nguồn gốc từ 802.11e nhƣ WME và WSM) có nội dung về các lựa chọn để điều khiển QoS. Các thiết kế 802.11 hiện hữu chỉ thực thi giao thức điều khiển truy nhập trung gian (MAC) best-effort, nhƣ đƣợc định nghĩa trong chuẩn đầu tiên.
802.11e cung cấp 2 cơ chế để hỗ trợ các ứng dụng có yêu cầu QoS là:
- Truy nhập kênh phân tán tăng cƣờng (EDCA) phân phát lƣu lƣợng dựa trên việc phân biệt mức ƣu tiên của đối tƣợng sử dụng. Sự phân biệt này đạt đƣợc nhờ (1) thay đổi lƣợng thời gian mà một thiết bị đầu cuối biết đƣợc kênh đang rỗi trƣớc khi back-off hay phát và (2) thích ứng độ dài của cửa sổ va chạm đƣợc sử dụng cho back-off (là khoảng thời gian mà một thiết bị đầu cuối có thể phát sau khi nó tìm
đƣợc kênh). Điều này đƣợc thực hiện nhờ việc sử dụng khoảng cách giữa các khung quyết định (AIFS) thay đổi dựa trên các yêu cầu QoS.
- Truy nhập điều khiển kênh lai kết hợp (HCCA) cho phép đặt trƣớc các cơ hội phát tín hiệu (TXOP) với điểm truy nhập (AP). Trạm yêu cầu TXOP vào lúc bắt đầu phiên. AP lập lịch TXOP cho cả AP và thiết bị đầu cuối trong khoảng thời gian không có va chạm (CFP) thƣờng xảy ra lặp đi lặp lại theo cơ sở thông thƣờng. Trong CFP, AP sẽ khởi hoạt các giao dịch. Đối với việc truyền dẫn từ thiết bị đầu cuối, AP sẽ chọn thiết bị đầu cuối dựa trên các tham số đƣợc thiết bị đầu cuối cung cấp ở thời điểm thiết bị đầu cuối yêu cầu. Để truyền dẫn đến thiết bị đầu cuối, AP phân phát các khung đƣợc xếp hàng trực tiếp tới thiết bị đầu cuối.
Cơ chế HCCA có thể phù hợp tốt hơn EDCA đối với các ứng dụng thời gian thực nhƣ thoại và video, các ứng dụng này sự phục vụ định kỳ từ AP. Điều này là vì EDCA về bản chất có tính ngẫu nhiên hơn và do vậy làm gia tăng trễ trung bình và jitter. Tuy nhiên, phƣơng thức EDCA thực thi đơn giản vì nó không liên quan tới các cơ chế đặt trƣớc và lập lịch trình phức tạp. Ban đầu, nó đƣợc mong đợi đƣợc sử dụng rộng rãi hơn.