4.1.3.4 Biểu hiện BLTM trên Siêu âm tim

Một phần của tài liệu xác định tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bptnmt điều trị tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai (Trang 56 - 58)

- Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô

83. 4.1.3.4 Biểu hiện BLTM trên Siêu âm tim

- Suy tim phải và suy tim toàn bộ là hậu quả tất yếu của BPTNMT và thường gặp ở giai đoạn nặng và rất nặng của bệnh [48]. Trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá suy tim phải chủ yếu dựa vào lâm sàng (phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, dấu hiệu Hartzer…) và đánh giá suy tim trái ngoài dựa vào lâm sàng mà còn chủ yếu dựa vào siêu âm tim (EF < 50%). Có tổng cộng 22/100 BN suy tim (22%) trong đó suy tim phải đơn thuần có 9/100 BN (9%), suy tim trái đơn thuần 3/100 BN (3%), suy tim toàn bộ 10/100 BN (10%).

Như vậy, suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi gặp vừa là hậu quả của BPTNMT, vừa là kết hợp suy tim với BPTNMT. Các nghiên cứu trước đây cho thấy khoảng 10% BN nhập viện vì suy tim có kèm BPTNMT, gần đây các báo cáo cho thấy tỷ lệ này tăng lên khoảng 20-30% và cũng có khoảng 30% bệnh nhân BPTNMT có kèm suy chức năng thất trái [48], [49]. Trong nghiên cứu của Hoàng Đức Bách thì có 26/81 BN (32,1%) suy tim (có nồng độ BNP > 100 pg/ml) [63].

- Tất cả BN được làm siêu âm tim tại viện tim mạch quốc gia, trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá một số chỉ số: chức năng tâm thu thất trái (chỉ số EF%), đường kính thất phải, đường kính thất trái thì tâm trương (Dd), ước lượng ALĐMPtt, tình trạng hẹp hở van tim.

- Phân số tống máu EF(%): trong số 100 BN siêu âm tim thì chỉ 3 BN (3%) có EF giảm dưới 50%. Trị số trung bình 67.63 ± 8,3. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự Nguyễn Cửu Long giá trị trung bình 63,44 ± 9,8% [57].

- Đường kính thất phải: đây là chỉ số hay sử dụng đánh giá hình thái thất phải, giá trị trung bình đường kính ngang thất phải tăng trong nghiên cứu của chúng tôi 21,75 ± 5,4mm, có 32/100 BN (32%) có đường kính thất phải tăng. Kết qủa của Nguyễn Thị Thuý Nga với giá trị trung bình của đường kính thất phải là 23,2 ± 4,2 mm [65].

- Đường kính tâm trương thất trái (Dd): giá trị trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 41.94 ± 6,2 mm, kết quả tương tự nghiên cứu của Nguyễn Cửu Long (41,72 ± 14,67mm) [57].

- ALĐMPtt: ước lượng ALĐMPtt trên siêu âm Doppler tim có nhiều phương pháp và quan điểm khác nhau, trong thực hành chủ yếu dựa vào phổ Doppler hở van 3 lá hoặc hở van ĐMP, đây là phương pháp thường quy [39], [55]. Tuy nhiên thực tế trên lâm sàng nhiều BN không có hở van 3 lá cũng như hở van ĐMP nhất là chưa tăng ALĐMP nhiều hoặc BN khí phế thũng thì việc ước lượng ALĐMP trở lên khó khăn [39]. Giá trị trung bình ALĐMPtt trong nghiên cứu của chúng tôi tăng 37,86 ± 13,37 (mm), có 75/100 BN (75%) ALĐMPtt tăng, đây là tỷ lệ khá cao nhưng nó là hậu quả tất yếu của BPTNMT. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Nguyễn Cửu Long với giá trị trung bình 44,19 ± 14,7 mmHg và có 22/30 BN có tăng ALĐMPtt (73,3%) [57]. Nguyễn Thị Thuý Nga với 47 BN đo được ALĐMPtt thì 33/47 BN (70,2%) có ALĐMPtt tăng [65]. Tỷ lệ tăng ALĐMPtt trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Hoàng Đức Bách (65%) [63].

- Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 1 BN hẹp van tim. Hở van 3 lá có 48/100 BN (48%), hở van ĐMP là 30/100 BN (30%), hở van 2 lá có 25/100 (25%), hở van ĐMC có 19/100 (19%). Tỷ lệ hở van 3 lá gặp nhiều nhất, thấp hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Cửu Long với 83,3% [57]; Nguyễn Thị Thúy Nga 47/67 BN (70,1%) [65].

Một phần của tài liệu xác định tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bptnmt điều trị tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai (Trang 56 - 58)