4.1.2 Đặc điểm lâm sàng

Một phần của tài liệu xác định tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bptnmt điều trị tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai (Trang 52 - 54)

- Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô

80.4.1.2 Đặc điểm lâm sàng

4.1.2.1. Triệu chứng cơ năng

- Khó thở chúng tôi gặp 98% BN, kết quả tương tự một số tác giả: Trần Hoàng Thành 150/150 (100%) [56], Vũ Duy Thướng 30/30 (100%) có khó thở trong BPTNMT đợt cấp [61].

- Mức độ khó thở: đa số BN có khó thở mức độ 3 và độ 4 theo phân loại khó thở của mMRC chiếm 87%. Phù hợp với nhận xét của Hoàng Đức Bách (2008) với 95,1% độ 3 và 4 [63]. Hầu hết BN trong nghiên cứu của chúng tôi và tác giả đều là bệnh nhân ở giai đoạn nặng của bệnh.

- Thang điểm CAT: Số BN có tổng điểm CAT ≥ 10 chiếm tỷ lệ 100%. Trong đó 61% BN có bệnh gây ảnh hưởng tình trạng sức khỏe ở mức trung bình, 24% ảnh hưởng mức nặng, 15% ảnh hưởng mức nhẹ.

- Ho khạc đờm có 92/100 BN (chiếm 92%). Trong đó khạc đờm đục là chủ yếu với 64/92 BN (chiếm 69,57%) tương tự nghiên cứu của Hoàng Đức Bách (2008) có 71/81 BN (87,6%) ho khạc đờm, trong đó khạc đờm trắng đục là 63,3% [63], Chu Thị Hạnh có 42/52 (80,8%) BN khạc đờm trắng đục [58].

- Tức ngực trong nhóm BN nghiên cứu chiếm 20/100 BN (20%). Ngô Quý Châu và CS trong nghiên cứu thấy có tức ngực là 15,8% [59].

4.1.2.2. Triệu chứng toàn thân

- Tím môi - đầu chi có 70/100 BN (70%), đây là triệu chứng thường gặp trong đợt cấp do BN có suy hô hấp. Hoàng Đức Bách cũng nhận xét có 52/81 BN (64,2%) có các triệu chứng này [63].

- Có 19/100 BN bị sốt trong BPTNMT đợt cấp chiếm 19%. Kết quả tương tự nghiên cứu của Chu Thị Hạnh (2004) với 15/52 (28,8%) [68]. Thấp hơn Vũ Duy Thướng (2008) với 46,7% [61], Liberman D và CS 149/219 (60,6%) [64], điều này có thể giải thích vì đối tượng nghiên cứu của các tác giả này là nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh và BN phải có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sốt và/hoặc khạc đờm mủ.

- Mạch trung bình 97,8 ± 15,4 lần/phút (>90 chu kỳ/phút), tương tự Agarwal R.L và CS (2008) mạch trung bình là 96,14 lần/phút [37]. Mạch nhanh thường gặp trong đợt cấp của bệnh với 65/100 BN (65%) vì BN thường có khó thở, dùng thuốc giãn phế quản.

- Nhịp thở > 20 lần/phút chiếm đa số 92/100 (92%) như nhận xét của Trần Hoàng Thành (2006) [56].

- Phù chân là triệu chứng của suy tim phải và suy tim toàn bộ có 28/100 BN phù chân chiếm 28%. Hoàng Đức Bách (2006) phù chân 14/81 (17,3%)

[63].

81. - Tăng huyết áp ở bệnh nhân BPTNMT: Tăng huyết áp chúng tôigặp 37/100 BN (37%). Theo Nguyễn Lân Việt tỷ lệ THA mắc chung ở Việt gặp 37/100 BN (37%). Theo Nguyễn Lân Việt tỷ lệ THA mắc chung ở Việt Nam ở người lớn là khoảng 11%, thống kê gần đây tỷ lệ THA ở Hà Nội cho người lớn là khoảng 23%. Ở các nước phát triển tỷ lệ này cao hơn khoảng 30% và trên một nửa dân số > 50 tuổi có THA [35]. Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ THA cao hơn tỷ lệ mắc chung trong dân số Việt Nam.

4.1.2.3. Triệu chứng thực thể

- Triệu chứng hay gặp: 70% lồng ngực hình thùng, 65% rì rào phế nang giảm, 73% ran ngáy, 75% ran rít. Nhiều tác giả khác cũng có nhận xét tương tự [58], [59], [60], [63].

- Dấu hiệu suy tim phải và suy tim toàn bộ: 18% gan to, tĩnh mạch cổ nổi - phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+), 19% phù chân. Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 9/100 BN biểu hiện của suy tim phải và 10/100 BN suy tim toàn bộ chiếm 19%, tỷ lệ này cao hơn Nguyễn Thị Thuý Nga 7/67 BN (10,29%) vì tác giả này không lấy vào nghiên cứu những BN có loạn nhịp tim, bệnh cơ tim, bệnh van tim [65].

Một phần của tài liệu xác định tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bptnmt điều trị tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai (Trang 52 - 54)