4.1.1 Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu xác định tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bptnmt điều trị tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai (Trang 51 - 52)

- Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô

79.4.1.1 Đặc điểm chung

4.1.1.1. Tuổi

- Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 67,06 ± 10,3; cao nhất là 91 tuổi, thấp nhất 39 tuổi. Phần lớn là nhóm > 60 tuổi chiếm 76%, đây cũng là độ tuổi có nguy cơ mắc BPTNMT và các bệnh tim mạch kèm theo.

- Tuổi của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Trần Hoàng Thành, Thái Thị Huyền (68,85 ± 9,45) [56], Nguyễn Cửu Long là 68,3 ± 11,59 [57]. Tuổi trung bình cao hơn Chu Thị Hạnh (65,8 ± 10) [58].

- Tuổi > 60 gặp nhiều nhất tương tự nghiên cứu của Ngô Quý Châu và CS (82,7%) [59]; Trần Hoàng Thành và Đàm Văn Thoại có 56/66 BN (84,8%) [60].

4.1.1.2. Giới

- Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nam giới gồm 88/100 BN (88%), nữ có 12/100 BN (12%), tỷ lệ nam/nữ là 7/1. Tỷ lệ nữ gặp trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự trong nghiên cứu của Chu Thị Hạnh 9,6% [58].

- Đối tượng nữ của chúng tôi thấp hơn các tác giả nước ngoài, theo Abroug và CS nữ chiếm 19,9% [49], Maisel tỷ lệ nữ là 44% [41]. Điều này cũng dễ hiểu vì tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc của nam cao hơn rất nhiều so với nữ, còn với các nước phát triển tỷ lệ hút thuốc của nữ khá cao.

4.1.1.3. Nghề nghiệp, khu vực sống

- Khu vực sống: Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh gặp nhiều ở những người sống ở nông thôn (71%) hơn thành thị (29%). Ở Việt Nam 80% dân số sống ở khu vực nông thôn do vậy tỷ lệ này là phù hợp.

- Nghề nghiệp: Trí thức chiếm 26%, công nhân và nông dân chiếm 71%, còn 3% tự do. Trong nghiên cứu của Chu Thị Hạnh với 52 BN bị

BPTNMT đợt cấp nằm viện thì nhóm trí thức chiếm 26,9%, nông dân và công nhân là 73,1% [58].

4.1.1.4. Tiền sử

Một phần của tài liệu xác định tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bptnmt điều trị tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai (Trang 51 - 52)