GOLD D: nguy cơ cao, nhiều triệu chứng.

Một phần của tài liệu xác định tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bptnmt điều trị tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai (Trang 31 - 34)

- Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô

60 GOLD D: nguy cơ cao, nhiều triệu chứng.

61. ( C ) 62. ( D ) 63. ( A ) 64. ( B ) 65. mMRC 0 – 1 mMRC > 2 66. CAT < 10 CAT ≥ 10 b) Điện tâm đồ

Điện tâm đồ trên máy điện tim 6 cần của Nhật Bản đánh giá rối loạn nhịp tim.

* Rối loạn nhịp trên thất:

- Nhịp nhanh xoang: TST > 90 ck/p, Sóng P (+) ở D1, đứng trước QRS. Sóng P, PQ < QRS và sóng T bình thường.

- Rung nhĩ: Mất sóng P, thay vào đó là sóng “f”, không đều về biên độ và thời gian, tần số “f” từ 400- 600 ck/phút. Các sóng “f” nhìn rõ ở các chuyển đạo D2, D3 và V1, V2. Phức bộ QRS bình thường, không đều.

* Rối loạn nhịp thất ( Ngoại tâm thu thất): QRS, sóng T của ngoại tâm

thu đến sớm, sau đó có khoảng nghỉ bù, cộng khoảng ghép và khoảng nghỉ bù bằng 2 khoảng RR và biến đổi hoàn toàn so với QRS cơ bản: giãn rộng (0,12s-0,14s), sóng R hay S dạng có móc, sóng T trái chiều với R hay S. Ngọai tâm thu thất có thể đến sớm ( dạng R/T) hay muộn, chùm 2, 3… nhịp đôi, ba… đa ổ, đa dạng, xen kẽ, nằm ở thất phải, trái, vách liên thất… không có sóng P trước QRS ngoại tâm thu.

Nguy cơ (Phân loại tắc nghẽn

đường dẫn khí theo3 Nguy cơ

(Tiền sử đợt cấp) > 2 2 1 4 1 0 1

* Hội chứng dày nhĩ (dày nhĩ phải).

- Biên độ P ≥ 2,5 mm.

- Thời gian sóng P bình thường. - Hình dạng sóng P:

+ Chuyển đạo V1, V2:

P cao và không đối xứng với sườn xuống dốc hơn P 2 pha kiểu (+/-), pha (+) lớn hơn pha (-).

+ Chuyển đạo D1, D2, aVL, V5, V6: P (+) cao có sườn đối xứng và có đỉnh hơi nhọn.

* Hội chứng dày thất:

- Dày thất phải:

+ Thời gian: QRS ≤ 0,12s. + Biên độ:

• Chuyển đạo trước tim phải:

Biên độ ≥ 7 mm. Hoặc RV1 + SV5 ≥ 11 mm. Trong Bloc nhánh phải hoàn toàn: RV1V2 ≥ 15 mm. Trong Bloc nhánh phải không hoàn toàn: RV1V2 ≥ 12 mm. Biên độ sóng S nhỏ. Nhánh nội điện muộn. R/S > 1/8 thậm chí > 1.

• Chuyển đạo trước tim trái: S sâu hơn bình thường ( dạng RS hay rS). • Chuyển đạo ngoại biên: hay có rS ở D1 và Rs ở D3 ( trục phải). • Tăng gánh tâm thu: ST - T trái chiều QRS.

• Tăng gánh tâm trương bloc nhánh phải với các biến đổi thứ phát của STT.

- Dày thất trái:

+ Thời gian QRS ≤ 0,12s. + Biên độ:

• Chuyển đạo trước tim phải: V5, V6.

Biên độ sóng R ≥25 mm. Nhánh nội điện muộn ≥ 0,045s. Sóng Q bao giờ cũng có mặt nhưng không sâu quá ¼ biên độ sóng R và rộng < 0,04s. Sóng S bao giờ cũng vắng mặt hoặc rất nhỏ.

• Chuyển đạo trước tim phải: V1, V2.

Sóng R bé đi, S dài ra -> tỷ số R/S < 1/8. • Các chỉ số:

Sokolop- lyon: RV5 + SV2 ≥ 35 mm. Scott SV1 + RV5 hoặc V6 ≥ 35 mm. • Tư thế tim nằm: RaVL ≥ 12 mm.

• Tư thế tim đứng: RaVF ≥ 20 mm.

* Bloc nhánh phải

- Bloc nhánh phải hoàn toàn:

+ Nhịp trên thất với khoảng PR ≥ 0,12s. Giãn rộng nhiều phức bộ QRS ≥ 0,12s. Đo ở chuyển đạo có QRS rộng nhất. Hình dạng QRs thay đổi đặc biệt ở V1 (có thể ở V3R. V2 đôi khi V3).

• Nhánh nội điện rất muộn ≥ 0,08s.

• Hình ảnh rSR’, rsR’, rR’ chủ yếu đặc trưng bởi R’ xuất hiện chậm, giãn rộng. • Các rối loạn tái cực thứ phát.

Điểm J hạ thấp, đoạn ST chênh xuống, sóng T(-) và không đối xứng, QT kéo dài.

+ Phân loại Bloc nhánh phải hoàn toàn:

Trục QRS bình thường/ phải. D1 và aVL: R cao và hẹp (có thể có sóng q nhỏ đi trước). S rộng không sâu lắm, sóng T (+). D3: R hoặc R’ rộng. T (-). • Bloc nhánh phải với trục phải (Bloc hiếm):

Trục QRS phải. Có thể do phối hợp HBPG, HVD, giãn phế nang. D1: r nhỏ và hẹp, S sâu và rộng.

• Bloc nhánh phải với trục trái (Bloc không điển hình).

Trục trái QRS. Trục trái này có thể do HBAG phối hợp BBD.

D1: qRS R cao và rộng (q và s nhỏ/ không có); D2, D3: S rộng và rất sâu.

- Bloc nhánh phải không hoàn toàn.

+ Bloc nhánh phải nhỏ: Trong phức bộ rSr’ ở V1: r’ < r. Biểu hiện khử cực chậm trễ vùng nào trên thất phải.

+ BID kiểu HVD:

• V1: rSR’ với R’ > r, R’ ≥ 5 mm.

• Nếu HVD tăng gánh tâm thu sóng T (+) ( hẹp phổi). HVD tăng gánh tâm trương sóng T (-) ( CIA).

* Nhồi máu cơ tim

- Q mới, rộng ít nhất 30 ms và sâu 0,2 mV ở ít nhất 2 trong các miền chuyển đạo sau: D2, D3 và aVF; V1 đến V6; D1 và aVL.

- ST chênh lên hoặc chênh xuống > 0,1 mV ít nhất 2 trong các miền chuyển đạo trên.

- Bloc nhánh trái hoàn toàn mới trên lâm sàng có thiếu máu cơ tim. .

Một phần của tài liệu xác định tỷ lệ một số bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bptnmt điều trị tại trung tâm hô hấp - bệnh viện bạch mai (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w