Nâng cao chất lượng sử dụng vốn huy động

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh đống đa (Trang 71 - 73)

- Các giấy tờ có giá khác

3.2.7 Nâng cao chất lượng sử dụng vốn huy động

Hoạt động huy động vốn tạo điều kiện để sử dụng vốn nhưng chính hoạt động sử dụng vốn lại là một trong những yếu tố quyết định quy mô và cơ cấu vốn huy động. Hoạt động tín dụng được xem như là hoạt động trọng tâm trong công tác sử dụng vốn của Chi nhánh, do vậy trong hoạt động này ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đống Đa cần phải:

- Chủ động phân tích, đỏnh giá thực trạng chất lượng của từng khoản nợ, từng khách hàng để cú cỏc biện pháp quản lý, xử lý kịp thời, không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu mới.

- Nâng cao chất lượng thẩm định, chú trọng tăng cường công tác kiểm soát trước và sau khi giải ngân. Kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, quản lý được dòng tiền và thường xuyên theo dõi thông tin để có những biện pháp cảnh báo, phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng

- Chi nhánh còn tồn tại rất lớn về nợ đã xử lý rủi ro, trong thời gian tới ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam sẽ kiên quyết trong việc thu hồi nợ xử lý rủi ro, giao chỉ tiêu thu nợ xử lý rủi ro rất cao cho Chi nhánh. Do vậy, Chi nhánh sẽ tập trung lực lượng cho công tác thu nợ xử lý rủi ro. Sẽ áp dụng các biện pháp mạnh, kiên quyết để xử lý dứt điểm các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, trong đó biện pháp chính sẽ là khởi kiện. Do đó bộ phận pháp chế cần phối hợp với quản lý nợ để hoàn thiện các hồ sơ khởi kiện. Mặt khác phải chủ động tìm kiếm thông tin, bám sát và quản lý nguồn thu đối với các công trình, dự án Ngân hàng đã đầu tư để làm việc với Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, các cấp có thẩm quyền để đảm bảo thu hồi được nợ. Lập phương án thu hồi nợ chi tiết đối với từng khách hàng và giao cho cán bộ theo dõi, thực hiện.

- Bên cạnh đú cỏc phũng ban cần tập trung tìm kiếm các phương án, dự án, các khách hàng tốt để tăng trưởng công tác tín dụng và đầu tư. Đối với các khách hàng truyền thống, chiến lược cần đưa ra cỏc gúi sản phẩm tổng thể nhằm tối đa hoá lợi ích của khách hàng, đồng thời phát triển được các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh để tăng lợi nhuận tổng thể từ mỗi khách hàng mang lại.

- Quan tâm phát triển các sản phẩm tín dụng mới như cho vay chứng minh tài chính du học, cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà dự án, cho vay cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ, có phương án kinh doanh hiệu quả, có khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo tốt.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các khoản vay, thực hiện thu gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn không để phát sinh nợ quá hạn.

Bên cạnh công tác đầu tư, tín dụng Chi nhánh cũng cần phải mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ như:

- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ tài trợ thương mại, tìm kiếm khách hàng có nguồn ngoại tệ về giao dịch để tăng doanh số mua, bán ngoại tệ. Triển khai kết nối với các Chi nhánh có nguồn ngoại tệ lớn để chủ động về ngoại tệ đáp ứng cho các khách hàng của Chi nhánh.

- Tập trung vào nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có, nhất là các sản phẩm dịch vụ có thu phí nhằm tăng doanh thu phí dịch vụ.

- Các giao dịch viên phải cập nhật kịp thời các sản phẩm dịch vụ mới, đảm bảo nắm vững về sản phẩm và kỹ năng tư vấn đối với khách hàng để tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh đống đa (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w