Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh đống đa (Trang 37 - 41)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tê:

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ.

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh phần lớn là đồng nội tệ, ngoại tệ luôn chiếm một phần nhỏ mà chủ yếu là USD. Cụ thể, năm 2008 vốn huy động bằng nội tệ chiếm tới 88,31%, năm 2009 là 53,33% và năm 2010 tăng lên 87,95% tổng vốn huy động. Qua các năm vốn huy động bằng ngoại tệ tăng không ổn định. Cuối năm 2010 vốn huy động ngoại tệ đạt 500 tỷ đồng, giảm 12,05% so với năm 2009. Nguyên nhân khách quan dẫn tới điều này do trong năm 2008, 2009 lãi suất huy động ngoại tệ cũng được đẩy lên cao, cụ thể lãi suất tiền gửi tiết kiệm USD/năm của chi nhánh đầu năm 2009 là 6,5%/năm. Đồng thời chi nhánh thực hiện nhiều biện pháp như cung cấp thêm sản phẩm mới, phát hành GTCG với mệnh giá đa dạng, cùng với các chương trình khuyến mãi, dự thưởng… Từ đó tăng quy mô vốn huy động bằng ngoại tệ để đáp ứng được nhu cầu đa dạng cho vay và đầu tư.

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Các nguồn vốn huy động thường gắn liền với một kỳ hạn nhất định, được các ngân hàng tuyên bố đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn. Nghiệp vụ huy động vốn hiệu quả đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào việc xem xét nguồn vốn tương ứng với nhiều kỳ hạn cho phù hợp, trong mọi tình huống bất hợp lý đều có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn.

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2008-2010

Qua biểu 2.2 ta thấy tiền gửi có kỳ hạn nói chung và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng nói riêng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Cụ thể tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 46,75% vào năm 2008, năm 2009 là 48,75% và 57,83% năm 2010. Xột trờn khía cạnh tính ổn định của nguồn vốn thì chi nhánh đã đưa được nguồn vốn có tính ổn định cao vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên cũng cần chú ý đến chi phí của nguồn vốn này. Điều này chứng tỏ rằng, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đáp ứng được yêu cầu về an toàn và sinh lời (tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được trả lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiền gửi khác) của dân cư. Ở Việt Nam, do lạm phát và các chính sách vĩ mô không có tính ổn định thì người dân thường có xu hướng chọn các hình thức tiết kiệm ngắn hạn hơn là các hình thức tiết kiệm dài hạn.

Những năm qua tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng trên tổng vốn huy động tương đối thấp, năm 2008 là 32,46%, 21,25% năm 2009, năm 2010 là 15,66% . Nguồn vốn này đang có xu hướng sụt giảm mạnh mẽ cả về số

lượng và tỷ trọng. Năm 2009 giảm 323 tỷ đồng (-26,37%) so với năm 2008. Năm 2010 giảm còn 698 tỷ đồng (-23,61%) và chỉ bằng 56,24% so với hai năm trước. Nguyên nhân ở đây được giải thích trong Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2010 của Chi nhánh là do sự sụt giảm nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các đơn vị lớn như Tổng công ty công nghiệp Xi măng, Tổng công ty đầu từ và kinh doanh vốn nhà nước SCIC.

Bên cạnh đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm một tỷ trọng không lớn so với tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh: tỷ trọng nguồn này trên tổng nguồn vốn lần lượt từ năm 2008 đến 2010 là 20,9%, 30,02% và 28,71%. Như đã biết, nguồn vốn trung – dài hạn là một nguồn vốn có chi phí cao hơn các nguồn vốn ngắn hạn khác nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của các NHTM. Nguồn vốn này được sử dụng để tiến hành cho vay trung và dài hạn, vừa đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng vừa giỳp cỏc ngân hàng tránh được rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Nguồn vốn này có sự tăng trưởng tốt năm 2009, tăng 482 tỷ đồng, tương đương với 60,86%. Đây có thể coi là một tín hiệu đáng mừng cho công tác huy động vốn của Chi nhánh, nhằm đáp ứng được sự gia tăng cho tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh trong thời gian qua. Nhưng đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng có dấu hiệu chững lại, chỉ đạt 1100 tỷ, giảm 8,3% so 2009. Xét về tổng thể chi nhánh có nguồn vốn ngày càng ổn định hơn, biểu hiện là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng tăng mạnh cả về số lượng và tỷ trọng. Chi nhánh cần có hoạch định rõ ràng vì nguồn vốn có kỳ hạn ổn định nhưng có chi phí cao.

Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng.

Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đống Đa có nguồn vốn huy động tương đối đa dạng. Tỷ trọng các nguồn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đống Đa

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số (%) Tổng số (%) Tổng số (%)

Tổng vốn huy động 3.850.000 100 4.000.000 100 4.150.000 100

1.Tiền gửi các DN 2.000.000 51,95 1.880.000 47 1.500.000 36,14

2.Tiền gửi dân cư: 1.150.000 29,87 1.740.000 43,5 2.550.000 61,44

- Tiền gửi tiết kiệm 1.100.000 1.640.000 2.540.000

- Tiền gửi kì phiếu 50.000 30.000 50.000

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh đống đa (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w