Những mặt còn hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh đống đa (Trang 59 - 60)

- Các giấy tờ có giá khác

2.3.2.Những mặt còn hạn chế, khó khăn

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác huy động vốn ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Đống Đa còn tồn tại những hạn chế, cần phải khặc phục trong thời gian tới:

Thứ nhất về sự gia tăng ổn định của nguồn vốn huy động:

Năm 2010 tuy nguồn vốn huy động được của Chi nhánh tăng, song tốc độ tăng trưởng không bằng những năm trước và chưa đạt kế hoạch đề ra, Nguồn vốn giảm mạnh được Chi nhánh đánh giá là do sự suy giảm nguồn tiền gửi của một số đơn vị lớn như Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm, cả về số dư và tỷ trọng.

Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh còn chưa hợp lý, chủ yếu là nguồn tiền gửi có kỳ hạn ngắn, lãi suất đầu vào cao. Tỷ trọng của nguồn tiền gửi không kỳ hạn/tổng nguồn vốn còn thấp so với các chi nhánh khác, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao. Trong khi đó, việc phát hành các công cụ nợ không đạt hiệu quả cao, cả số lượng và tỷ trọng đều giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Chi nhánh chưa quản lý hiệu quả chi phí huy động vốn, chưa xây dựng được chính sách lãi suất hợp lý và tiết kiệm chi phí phi lãi. Hiện nay chi nhánh đã đồng hóa lãi suất huy động của các kỳ hạn khác nhau, khái niệm đường cong lãi suất bị xóa nhòa. Lãi suất phải trả cho tiền gửi bi đẩy lên kịch trần, trong khi chi nhánh không tiết kiệm được chi phí phi lói đó làm cho chi phí đầu vào tăng cao, chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào bị thu hẹp, làm giảm lại nhuận của chi nhánh.

Thứ ba về địa điểm trụ sở của Chi nhánh:

- Trong bối cảnh các NHTM khác liên tục khai trương cỏc phũng giao dịch, quỹ tiết kiệm thì trụ sở làm việc chính của Chi nhánh đang bị che khuất bởi hai tòa nhà cao tầng đang xây dựng, khiến cho việc gia dịch của khách hàng gặp khó khăn, cũng như làm giảm sức cạnh tranh của Chi nhánh trong việc thu hút các khách hàng mới. Thêm vào đó, Chi nhánh còn 7 quỹ tiết kiệm, theo yêu cầu của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần phải chuyển đổi thành cỏc phũng giao dịch loại 2 theo chuẩn quy định. Tuy nhiên việc tìm kiếm địa điểm đẹp, đáp ứng đủ các điều kiện quy định của ngân hàng TMCP Công Thương, các yêu cầu về độ tuổi lao động, điều kiện bổ nhiệm cán bộ chủ chốt đối với cỏc phũng giao dịch này cũng đang là một khó khăn đối với Chi nhánh. Mặt khác địa bàn của Chi nhánh ngày càng có tính cạnh tranh với sự xuất hiện của một loạt cỏc phũng giao dịch, quỹ tiết kiệm của các NHTM khác.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh đống đa (Trang 59 - 60)