Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động vốn 1 Nguyờn nhõnn khách quan:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh đống đa (Trang 60 - 63)

- Các giấy tờ có giá khác

2.3.3Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động vốn 1 Nguyờn nhõnn khách quan:

2.3.3.1. Nguyờn nhõnn khách quan:

Thứ nhất, do ảnh hưởng bất lợi của tình hình nền kinh tế.

Năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động bất thường gây khó khăn cho hoạt động của các NHTM. Bước sang năm 2009, tuy chính sách tiền tệ và tỷ giá tương đối ổn định nhưng thị trường ngân hàng vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, lãi suất huy động được đẩy lên cao. Tăng trưởng tín dụng quá cao là nguyên nhân chính khiến thị trường huy động vốn căng thẳng. Trong năm 2010 thị

trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát cao và giá vàng tăng mạnh đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đú cỏc kờnh đầu tư khác có lợi nhuận hấp dẫn hơn tiền gửi ngân hàng cũng có thể là nguyên nhân sẫn tới huy động vốn gặp khó khăn.

Thứ hai, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM.

Gần đây sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng mới đã khiến cho sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng thêm gay gắt. Thị phần bị chia sẻ, trong khi nguồn vốn của nền kinh tế không phải vô tận đã làm cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng gặp rất khó khăn.

Ở khía cạnh khác sự cạnh tranh đã xuất hiện nhiều tiêu cực trên thị trường huy động vốn. Trước áp lực phải huy động đủ vốn cho kinh doanh nhiều ngân hàng chủ yếu là NHTMCP đau tranh tăng lãi suất huy động vốn, đồng thời áp dụng nhiều hình thức khuyến mại, quảng cáo, quà tặng…để thu hút khách hàng. Việc tăng lãi suất dường như không dựa trên cơ sở cung cầu vốn, mà căn cứ bởi nhiều lý do khác, đặc biệt là lý do cạnh tranh để giữ thị phần. Do các mức lãi suất đưa ra rất hấp dẫn nên một bộ phận khách hàng lớn, ruyền thống cũng bị quấn vào vòng cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng.

Thứ ba, tâm lý và thói quen của người dân.

Người Việt Nam ưa chuộng những tài sản giữ đươc giá trị theo thời gian như vàng, USD, bất động sản.. Bởi vậy thay vì gửi tiền vào ngân hàng nhiều người đã đầu tư tích trữ vàng và Đụla để tránh mất giá và kiếm lợi nhuận lớn. chính sách lãi suất tiền gửi không đáp ứng được kỳ vọng cùng với sự thiếu tin tưởng vào hệ thống ngân hàng và tâm lý lo sợ về các biến động kinh tế như lạm phát, tỷ giá…của người dõnl là một trong những nguyên nhân khiến lượng vốn huy động của ngân hàng chưa đạt chỉ tiêu theo kế hoạch.

Mặt khác, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến, phần lớn người dân gửi tiền vào ngân hàng chỉ đơn giản là để hưởng lãi chứ chưa quan tâm tới

việc sử dụng dịch vụ ngân hàng. Nguyên nhân này đó gõy hạn chế trong việc mở và gửi tiền vào các tài khoản thanh toán, làm ngân hàng khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn lẻ.

Thứ tư, ảnh hưởng của việc điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chưa nhịp nhàng.

Tuy năm 2009 chính sách tiền tệ và tài khóa tương đối ổn định nhưng các chính sách do NHNN đưa ra vẫn chưa thực sự phù hợp với thị trường. Lãi suất cơ bản và trần lãi suất huy động vốn không thay đổi đã trở thành “bức tường” ngăn dòng vốn chảy vào ngân hàng dưới áp lực của cỏc kờnh đầu tư khác. Việc quy định trần lãi suất huy động vốn chưa mang lại tính thị trường cho lãi suất cũng như điều kiện cho các ngân hàng kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường.

Mặt khác các quy định về tỷ giá cũng gây những khó khăn trong việc quản lý và huy động vốn của ngân hàng. Tỷ giá ngoại tệ trên thị trường có những biến động mạnh, giá vàng tăng đột biến gây khó khăn trong công tác quản lý của NHTM. Do chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do, nên doanh nghiệp và dân cư có ngoại tệ kụng muốn bán cho ngân hàng.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

Công tác quản trị rủi ro và chi phí của chi nhánh chưa phù hợp:

Với áp lực tăng lãi suất huy động như hiện nay, việc tiờp tục điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trong thời gian tới là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay không có bước gia tăng tương ứng thì rất có thể các ngân hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận, mặt khác lãi suất cho vay tăng cao cũng làm tăng khả năng gia tăng nợ khó đòi. Thực tế chi nhánh đang thực hiện quản lỳ tiền gửi, chi phí huy động vốn và quy mô các loại tiền gửi theo sức ép của sự cạnh tranh và đảm bảo khả năng thanh khoản chứ không phải theo cung cầu vốn. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả là lợi nhuận của chi nhánh sẽ giảm, thậm chí có thể sẽ lỗ khi lãi suất thị trường bị đẩy lên quá cao.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh đống đa (Trang 60 - 63)