0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Ếch Limnonectes sp.

Một phần của tài liệu SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI ẾCH NHÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN (Trang 35 -36 )

Mẫu vật nghiên cứu: hai cá thể đực trưởng thành TYT 2010.10 (SVL 87,26 mm), TYT 2010.13 (SVL 89,59 mm), một cá thể cái trưởng thành TYT 2010.11 (SVL 102,23 mm) thu vào tháng 6/2010; hai cá thể đực trưởng thành TYT 2011.8 (SVL 88,12 mm), TYT 2011.9 (SVL 83,88 mm) thu vào tháng 11/2011; một cá thể đực trưởng thành TYT 2012.13 (SVL 96,53 mm) thu vào tháng 7/2012, ở độ cao 300-600 m so với mực nước biển.

Đặc điểm nhận dạng: Đầu rộng hơn dài (HL 29,77-36,5 mm, HW 32,16-39,93 mm); mõm tròn, dài hơn mắt một chút (SL 11,28-15,1 mm, ED 8,44-11,46 mm); vùng má xiên, lõm; lỗ mũi nằm ở giữa hoặc gần mắt hơn so với mút mõm; khoảng cách gian mũi rộng hơn khoảng cách gian mắt và hẹp hơn mí mắt trên một chút (IND 7,14-8,54 mm, IOD 5,08-6,93 mm, UEW 7,32-9,08 mm); răng lá mía xếp thành dãy xiên chéo quá về phía sau lỗ khoan; con đực có túi kêu trong, màng nhĩ khơng rõ.

Ngón tay tự do, ngón chân có màng bơi hồn tồn, đầu ngón phình thành đĩa nhỏ nhưng rõ; khi gập dọc thân khớp cổ-bàn chạm tới mắt hay hơi quá một chút; gót chồng lên nhau khi chân gập vng góc với thân; củ dưới khớp lớn, lồi; có củ bàn trong, khơng có củ bàn ngồi.

Da thơ ráp, hai bên sườn có nhiều nốt sần nhỏ. Màu sắc: lưng màu xám vàng hay thẫm đen, có một vệt ngang sáng màu phía sau ổ mắt. Gờ da trên màng nhĩ rõ, dài từ sau mắt tới tận vai. Mặt trên chân sau có những vệt ngang, mờ. Bụng trắng, ức và phía dưới các chi lốm đốm xám. Vào mùa sinh sản ở ngực và họng của cá thể đực có nhiều gai sừng màu đen. Mặt trong gốc ngón tay I, II, III và các củ bàn tay phía trong đều có các gai sừng đen.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KBTTN Tây n Tử: Lồi này được tìm thấy ở các suối trong rừng, chúng ngồi trên các tảng đá hay trên mặt đất cạnh suối Tuyến II, Tuyến III, suối Ba Bếp, suối Đầu Đồng (Đồng Thông), Khe Rỗ.

Ghi chú: Mẫu vật thu ở Yên Tử gần giống với loài Limnonectes kuhlii nhưng

lưng và mặt bên đùi có nhiều nốt sần hơn. Hình thái lồi này cũng tương tự với loài

Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, (2007) (hiện ghi nhận phân bố ở Nam Trung

Quốc (Ye, Fei & Jiang, 2007). Hiện tại, chúng tôi chưa đủ cơ sở để kết luận chính xác về phân loại học của lồi này do nếu chỉ căn cứ vào mơ tả gốc của lồi L. kuhlii và L.

bannanensis thì khơng đủ số liệu so sánh sự khác biệt về hình thái.

Một phần của tài liệu SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI ẾCH NHÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN (Trang 35 -36 )

×