34. Cá cóc việt nam Tylototriton vietnamensis Boehme, Schoettler, Nguyen &
3.5. Các nhân tố đe dọa đến khu hệ ếch nhái ở KBTTN Tây Yên Tử và đề xuất một số giải pháp bảo tồn
xuất một số giải pháp bảo tồn
3.5.1. Các nhân tố đe dọa
- Mất sinh cảnh sống
Khai thác than: KBTTN Tây Yên Tử có nhiều mỏ than đã và đang được khai thác, đặc biệt việc khai thác được đẩy mạnh khi nhà máy nhiệt điện Đồng Rì được xây dựng năm 2004. Để phục vụ việc khai thác than rất nhiều diện tích rừng bị mất đi để đào hầm lị, khai thác gỗ để chống lò, chặt cây để mở đường. Hơn nữa khai thác còn gây ơ nhiễm các dịng suối ảnh hưởng rất lớn đến các lồi lưỡng cư nói riêng và các lồi động vật nói chung.
Khai thác gỗ và các lâm sản khác: Tình trạng khai thác gỗ vẫn diễn ra ở nhiều địa điểm cùng với đó là tình trạng khai thác tre nứa làm cho nhiều diện tích rừng bị mất đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dẫn đến không giữ được nước ở các con suối và các ao nhỏ trong rừng ảnh hưởng rất lớn đến các loài ếch nhái đặc biệt là vào mùa sinh sản chúng phải dựa vào nước. Theo khảo sát của chúng tơi, ở KBTTN nhiên Tây n Tử có rất nhiều ao và vũng nhỏ trong rừng là nơi sống, tập trung của rất nhiều loài ếch nhái đặc biệt là vào mùa sinh sản (như cá cóc việt nam Tylototriton vietnamensis, các loài ếch cây Rhacophoridae…).
Tuy nhiên do mất rừng xung quanh nên nước ở các ao, vũng này thường cạn đi rất nhanh không đủ thời gian cho nịng nọc phát triển (như ao Đồng Thơng, ao Ba Bếp,...). Trong các chuyến khảo sát về sinh thái học của loài Cá cóc việt nam chúng tơi ghi nhận rất nhiều ao đến mùa sinh sản nhưng vẫn khơng có hay rất ít nước, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các cá thể cá cóc quanh khu vực đó sẽ khơng tồn tại được.
Phát nương làm rẫy: Tình trạng phát nương làm rẫy ở quanh khu bảo tồn không nhiều những vẫn diễn ra, một số diện tích rừng tự nhiên gần khu dân cư bị chặt phá để biến thành khu rừng trồng hay đất canh tác.
- Săn bắt quá mức
Làm thức ăn: Ếch nhái còn là thức ăn được ưa thích của nhiều hộ dân quanh khu bảo tồn, nên tình trạng săn bắt ếch nhái về làm thức ăn khá phổ biến, nguy hiểm hơn nữa là người dân tập trung săn bắt vào mùa mưa là mùa sinh sản mạnh của các loài ếch nhái. Điều này làm một số quần thể ếch nhái ở đây giảm đi nhanh chóng ví dụ như quần thể ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus, ếch Limnonectes kuhlii, Limnonectes
sp.,…
3.5.2 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn
Công tác quản lý: Tăng cường hỗ trợ cho cán bộ kiểm lâm bằng các đợt tập huấn, tăng cường hỗ trợ các trang thiết bị như GPS, la bàn,… cho các trạm kiểm lâm. Tích cực tuyên truyền cho người dân địa phương không khai thác săn bắt trong KBTTN Tây Yên Tử; tích cực tham gia bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp như phát thanh, truyền hình, các biển quảng cáo, poster, hoặc kí hương ước thơn bản.
Cơng tác bảo vệ và trồng rừng: Tăng cường bảo vệ rừng, cần có quy hoạch các khu vực khai thác than, hạn chế tối đa việc khai thác gỗ và các loại lâm sản trái phép Trong KBTTN Tây Yên Tử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đẩy mạnh việc chăm sóc các diện tích rừng đã trồng, tiếp tục trồng thêm diện tích mới với các lồi cây bản địa để phủ xanh các khoảng đất trống đồi trọc.
Công tác nghiên cứu bảo tồn: chú trọng đánh giá giám sát các quần thể quan trọng như quần thể cá cóc việt nam Tylototriton vietnamensis đang tiến hành, tiếp tục với các quần thể khác nếu có điều kiện như ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn